1. Bệnh sán máng là gì?
Bệnh sán máng hay còn gọi là bilharzia do Schistosoma gây ra. Có nhiều loại gây bệnh ở người, trong đó có 3 loài gây bệnh nhiều nhất là sán máng S. hamatobium; S.mansoni và S.japonicum.
Bệnh sán máng thường gặp ở các vùng nước ngọt, trẻ em và những người thường xuyên tiếp xúc với nước như nông dân, ngư dân sẽ có nguy cơ mắc cao. Ấu trùng sán chui qua da và xâm nhập vào cơ thể để phát triển và gây bệnh.
2. Hình thể của sán
Kích thước sán máng đực dài 4 - 15mm, rộng 1mm , con cái dài 20mm, thường có màu trắng. Bụng con đực có hốc hình máng cho con cái nằm. Sán đực và cái nằm với nhau theo cặp không tách rời.
Trứng sán có hình cầu hoặc bầu dục, có 1 gai nhỏ . Trung bình một ngày sán trưởng thành có thể đẻ từ 90 - 250 trứng.
3. Chu kỳ phát triển của sán
Sán máng sống ký sinh trong máu. Con cái đẻ trứng, trứng xâm nhập vào mao mạch đến ruột và bàng quang để theo phân và nước tiểu ra ngoài ngoại cảnh.
Trứng rơi xuống nước sẽ nở thành ấu trùng lông sống ký sinh trong ốc. Sau đó phát triển thành ấu trùng đuôi rời khỏi ốc bơi trong nước (quá trình này mất khoảng 32 tuần), và sau đó xâm nhập qua da người vào cơ thể. Ấu trùng chui vào các mao mạch nhỏ đến tĩnh mạch cửa phát triển thành sán trưởng thành sau 60 ngày.
Sán trưởng thành có thể sống trên cơ thể người trung bình 3 - 5 năm, nhưng có khi lên tới 20 - 30 năm.
4. Triệu chứng thường gặp của bệnh sán máng
- Ngứa ngáy, ban đỏ khi ký sinh trùng xâm nhập qua da.Sốt, ớn lạnh, nổi hạch, sưng gan và lách.
- Đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài phân đen lẫn máu.
- Tổn thương nhu mô gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, tê chân.
- Khó thở, ho ra máu.
Phụ Nữ Bao Nhiêu Tuổi Thì Nên Đi Tầm Soát Ung Thư Vú? Top 4 lầm tưởng và quan niệm sai lầm về chụp
Hãy bắt đầu với một sự thật: Phát hiện sớm sẽ cứu được mạng sống. Đây là điều quan trọng nhất để phụ nữ ghi nhớ về bệnh ung thư vú và quyết...
Xem: 16882Cập nhật: 06.03.2023
Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng
Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng. Không thể sử dụng thuốc sổ giun sán thông thường để trị bệnh giun đũa chó mèo trong máu,...
Xem: 329545Cập nhật: 27.02.2023
Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?
Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara? Ấu trùng sán chó xâm nhập vào gan, tim, phổi, thận, cơ,… người bệnh cảm thấy thấy mệt mỏi, chán...
Xem: 156122Cập nhật: 24.02.2023
Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường
Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường. Ấu trùng Toxocara di chuyển nội tạng, nếu nhiễm lượng ấu trùng nhiều, chúng sẽ xâm nhập vào gan,...
Xem: 32847Cập nhật: 24.02.2023