Các vi sinh vật gây bệnh luôn ở xung quanh trẻ. Bất kỳ lúc nào chúng tiếp xúc và vượt qua được các hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể như da, niêm mạc, dịch tiết... hệ miễn dịch sẽ chống lại bằng cách phân tích, thiết kế và tạo ra kháng thể chống lại. Hệ miễn dịch còn có khả năng ghi nhớ các tác nhân này, cho phép cơ thể sản xuất nhanh và nhiều hơn các kháng thể đặc hiệu chống chọi cho những lần xâm nhập tiếp theo.
Lúc mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ được ví như một tờ giấy trắng. Chúng chưa tiếp xúc nhiều với các mầm bệnh, vì vậy hệ miễn dịch chưa mang trí nhớ làm thế nào chống lại các tác nhân này.Thông thường, trẻ tiếp xúc lần đầu với các tác nhân vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm trong lúc sinh qua đường âm đạo mẹ. Sự tiếp xúc này khởi phát những hoạt động đầu tiên của hệ miễn dịch bé. Trẻ sơ sinh được sinh mổ không có sự tiếp xúc như các bé sinh thường qua đường âm đạo, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa trưởng thành, nói cách khác là còn non yếu trong những tuần đầu đời. Tại thời điểm này, bé sẽ được bảo vệ bởi kháng thể có trong sữa mẹ, vì vậy những trẻ nuôi bằng sữa công thức sẽ không nhận được sự bảo vệ này.
Ngoại trừ vaccine viêm gan siêu vi B, lao và bại liệt có thể tiêm phòng cho bé ngay từ lúc mới sinh, các loại vaccine khác thường được chủng ngừa vào thời điểm hai tháng tuổi, hoặc sớm nhất 6 tuần tuổi. Bác sĩ cần phải chờ hệ miễn dịch của bé đủ mạnh trước khi tiêm, đảm bảo cơ thể trẻ có khả năng thiết kế và tạo ra kháng thể.
Khi hoạt động một cách thích hợp, hệ miễn dịch có thể nhận ra nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau bao gồm virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Những trẻ có hệ miễn dịch yếu, bị suy giảm miễn dịch thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tái phát hoặc nhiễm trùng nặng.
Để cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của bé, đầu tiên phụ huynh cần chú trọng dinh dưỡng. Trẻ nhũ nhi chủ yếu dựa vào kháng thể trong sữa mẹ, do đó nên cho bé bú mẹ đến 12 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
Giai đoạn 7-8 tháng, trẻ cần được cung cấp đa dạng các loại thức ăn từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Đạm, chất béo, tinh bột và vitamin, khoáng chất trong thức ăn dặm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Một số cha mẹ thường tự ý bổ sung vitamin và khoáng chất cho con mình mà không theo lời khuyên của bác sĩ. Điều này không tốt bởi một số vitamin khi cho uống quá liều có thể gây ngộ độc như vitamin A, K hay E, thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu sử dụng liều cao kéo dài.
Tuy nhiên, vitamin D là một ngoại lệ. Trẻ nhỏ có thể tổng hợp vitamin D qua da dưới tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, song việc tiếp xúc với bức xạ cực tím có thể nguy hiểm cho bé, tốt hơn là bổ sung vitamin D một giọt 400 IU mỗi ngày.
Cha mẹ cũng chú ý cho trẻ ăn với lượng phù hợp, ăn quá nhiều có thể tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, béo phì, trào ngược dạ dày thực quản.
Thứ hai là chất lượng giấc ngủ. Trẻ sơ sinh cần ngủ 18 giờ mỗi ngày, trẻ tuổi tập đi cần 12-13 giờ. Các trẻ 3-5 tuổi cần ngủ 10 giờ mỗi ngày.
Điều quan trọng là không gây phiền nhiễu đến giấc ngủ của trẻ. Đây là một nguyên nhân tại sao phải nên tránh cho trẻ nhỏ uống sữa vào ban đêm. Không ít các bậc cha mẹ đánh thức trẻ giữa đêm để cho uống sữa, điều này chắc chắn tác động không tốt đến hệ miễn dịch chuyên gia nhấn mạnh
Vệ sinh là yếu tố thứ ba cần đảm bảo để tăng cường hệ miễn dịch. Cần rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh. Việc rửa tay giúp giảm khả năng lan truyền mầm bệnh. Trẻ nhỏ cần tránh tiếp xúc với người bệnh cũng như tránh tiếp xúc với khói trong nhà, đặc biệt khói thuốc lá, hóa chất, ô nhiễm không khí.
Biện pháp cuối cùng là chủng ngừa. Trẻ cần tiêm chủng đều đặn theo lịch hẹn. Lịch tiêm chủng đã được thiết kế khoa học để phát huy tối đa sự bảo vệ các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Nếu tiêm chủng quá sớm, hệ miễn dịch trẻ chưa đủ khả năng để sản xuất kháng thể hiệu quả. Nếu tiêm chủng trễ, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh bởi không có sự bảo vệ của miễn dịch có được do vaccine.
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 450Cập nhật: 11.10.2024
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dà Do Giun Sán. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy khó chịu kéo dài, càng gãi càng ngứa,...
Xem: 5100Cập nhật: 05.10.2024
Trước Khi Ung Thư Đến, Tay Chân Thường Có 4 Dấu Hiệu Này
(Dân trí) - Ung thư là căn bệnh khó chẩn đoán sớm, nhưng bằng cách chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là ở tay và chân, bạn có...
Xem: 1038Cập nhật: 05.10.2024
Ăn Loại Thức Ăn Nào Dễ Nhiễm Giun Sán
Em chào Bác sĩ Đức, em ở Phú Thọ gần đây có rất nhiều người nhiễm giun sán mà triệu chủ yếu là ngứa da, mề đay hoặc da đổi màu, có người khi đi chụp...
Xem: 1226Cập nhật: 02.10.2024