Chẩn đoán và điều trị bệnh giun đũa
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là giun đũa (Ascaris lumbricoides), loài giun tròn lớn nhất thường ký sinh ở ruột người. Khi trưởng thành con cái dài từ 20 đến 35 cm, con đực 15 đến 30 cm. Trứng giun có vỏ dầy, có thể tồn tại rất lâu trong đất.
Phương thức nhiễm bệnh:
Người nhiễm phải bệnh là do nuốt phải trứng giun đũa (qua tay bẩn, rau quả có nhiễm trứng giun). Khi di chuyển đến ruột, trứng sẽ nở thành ấu trùng và sau đó vào máu đến phổi và phát triển tại đây. Sau 10 đến 14 ngày, ấu trùng từ phổi di chuyển lên họng và được người nuốt xuống lại ruột để trưởng thành tại đây. Từ khi nuốt phải trứng giun cho tới khi con giun cái trưởng thành tại ruột và đẻ trứng là khoảng 2 đến 3 tháng.
Phân bố: bệnh giun đũa rất phổ biến có ở khắp thế giới. Tại Việt Nam ước lượng có khoảng 34 triệu người mắc phải bệnh này.
Triệu chứng bệnh:
Bệnh giun đũa làm cơ thể chậm phát triển, nhưng thường không có triệu chứng cấp tính. Nếu nhiễm giun nặng có thể gây nên đau bụng, tắc ruột hay viêm ruột thừa. Giun trưởng thành nếu di chuyển có thể gây nên tắc đường mật hay nôn ra miệng. Trong giai đoạn ấu trùng giun ở phổi có thể gây nên các triệu chứng như ho, khó thở, ho ra máu, viêm phổi và tăng bạch cầu ái toan trong máu.
Chẩn đoán bệnh:
Làm xét nghiệm phân để tìm trứng giun.
Điều trị bệnh:
Nên sử dụng một trong các thuốc sau đây:
Albendazole: 400 mg, lần duy nhất (sau khi ăn).
Mebendazole: 500 mg, lần duy nhất.
Pyrantel pamoate: 10 mg/kg cân nặng, lần duy nhất.
Phòng ngừa bệnh:
Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
Rửa kỹ rau quả dưới vòi nước sạch.
Tẩy giun định kỳ.
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Ký sinh trùng giun sán, số 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Tag: Điều trị nổi mề đay, trị sán chó, bệnh sán dây lợn
Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào
Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi...
Xem: 67045Cập nhật: 05.02.2020
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có ở trong phân của con chó. ..
Xem: 91460Cập nhật: 04.02.2020
Nguyên Nhân Và Cách Trị Nổi Mề Đay
Nổi mề đay do mạt bụi blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô chó, mèo, gia cầm, Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh dưới da Nổi mề đay do bia rượu,...
Xem: 57468Cập nhật: 14.01.2020
Ngứa Da Do Những Nguyên Nhân Gì
Ngứa da là triệu chứng làm cảm giác khó chịu cho cơ thể, đòi hỏi phải gãi nhiều, có lúc gãi tới chảy máu mới đã ngứa như nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh...
Xem: 62890Cập nhật: 13.01.2020