Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Móc
Thông thường, người bị nhiễm phải giun móc Ancylostoma duodenale qua cả đường tiêu hóa và đường da; riêng giun mỏ Necator americanus chủ yếu chỉ lây qua đường da, rất hiếm thấy lây qua đường tiêu hóa. Ngoài hai loại giun móc và giun mỏ thường gặp này, con người cũng có thể bị nhiễm phải các loại giun móc Ancylostoma ký sinh ở chó, mèo do thường xuyên tiếp xúc với động vật nuôi gần gũi làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giun móc chó, mèo có tên khoa học là Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala là những loại giun móc sống ký sinh ở trong ruột chó hoặc mèo. Ngoài ra nó có thể sống ký sinh ở khỉ và các loài động vật ăn thịt khác như mèo rừng, hổ, báo, cầy giông,... Ở ký chủ bình thường là các loài động vật, loại giun móc có chu kỳ phát triển giống như loại giun móc Ancylostoma duodenale, giun mỏ Necator americanus ký sinh và gây bệnh ở con người.
Trong điều kiện con người tiếp xúc phải phân chó, mèo, các động vật khác hoặc môi trường sống bị ô nhiễm có mang mầm bệnh thì ấu trùng của các loại giun móc có thể xâm nhập lạc chủ sang người. Nhưng ấu trùng giun móc không có khả năng đi sâu vào trong cơ thể mà chỉ bò quanh quẩn ở các mô dưới da, chúng tồn tại ở đó trong nhiều tuần lễ gây nên bệnh hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da (visceral larva migrans).
Các loại ấu trùng giun móc gây bệnh cho người
Giun móc Ancylostoma caninum được phát hiện thấy lần đầu tiên vào năm 1859. Giun trưởng thành thường sống ký sinh ở ruột non của vật chủ chính là chó, mèo, hổ,... Loại giun này phân bố trên khắp nơi thế giới và cũng có rất phổ biến tại Việt Nam. Giun trưởng thành thường có miệng rộng với 3 đôi răng khỏe có thể ngoạm vào thành ruột. Trứng giun và ấu trùng giun thì giống như các loại giun móc khác.
Giun móc Ancylostoma braziliense được phát hiện thấy lần đầu tiên vào năm 1910. Đây là một loại giun móc nhỏ nhất, cũng ký sinh ở ruột non của vật chủ chính như là chó, mèo, mèo rừng, hổ, báo, cầy giông,... Loại giun móc này cũng phân bố nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Tây Phi, Mỹ La Tinh,... Ở Việt Nam, theo một số nhà khoa học phát hiện chúng hiện diện phổ biến ở nhiều nơi. Giun trưởng thành có miệng nhỏ với 2 đôi răng lớn ở phía ngoài, đôi răng nhỏ ở phía trong. Trứng giun và ấu trùng giun loại giun móc này rất giống với các loại giun móc khác nên khó có thể phân biệt.
Ấu trùng các loại giun móc nói trên nếu xâm nhập vào người sẽ gây nên hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da ở người.
Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh:
Các loại giun móc Ancylostoma caninum và Ancylostoma braziliense thường tìm thấy ở vùng nhiệt đới. Người bị nhiễm mầm bệnh thường là do tiếp xúc với đất, cát ở ngoại cảnh của môi trường sống bị ô nhiễm bởi phân chó, mèo có ấu trùng giai đoạn lây nhiễm được (larva filariform). Ấu trùng giun chui qua da, thường ở vùng da tay, da chân.
Do lạc chủ ký sinh thông thường nên ấu trùng giun không có men phân hủy thành mạch máu của người bệnh nên chúng không thể xâm nhập vào bên trong máu để đi chu du khắp cơ thể như các loại ấu trùng giun ký sinh ở người, vì vậy chúng chỉ được di chuyển ở mô dưới da. Bệnh giun móc thường gặp ở những người làm vườn, trẻ em chơi nghịch dưới đất cát, người đi chơi hay ngồi ở các bãi biển,...
Triệu chứng bệnh lý thường thấy ấu trùng giun xâm nhập ở những vùng da để hở dễ tiếp xúc với đất, cát như bàn tay, cánh tay, chân, đầu gối, mông,... như có vết sẩn đỏ, ngứa, thành mọng nước và khoảng sau từ vài giờ hoặc 2 đến 3 ngày sẽ phát triển ra vùng da chung quanh thành một hay nhiều đường ngoằn ngoèo, gồ cao, rất ngứa. Có thể có các bóng nước nhỏ dọc theo đường hầm ấu trùng đang di chuyển, bị thâm nhiễm bạch cầu và bạch cầu ái toan. Do gãi ngứa nhiều nên bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng bội nhiễm, sinh mủ,... Ấu trùng giun có thể sống nhiều tuần, có khi kéo dài hàng tháng.
Trong một số trường hợp, ấu trùng giun có khả năng thoát ra thành mạch máu, lên phổi gây hội chứng Loeffler biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng giống như bệnh lao; bệnh nhân ho khan, đau ngực, bạch cầu ái toan tăng cao có thể tới 40% hoặc hơn; chụp phim Xquang tim phổi có hình ảnh thâm nhiễm giống lao nhưng hình ảnh này tự biến mất đi sau từ 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị gì. Cơ thể thường có những phản ứng với ấu trùng giun móc tùy thuộc vào số lượng ấu trùng giun bị nhiễm nhiều hay ít và sự đáp ứng của từng cơ thể người.
Chẩn đoán và phòng bệnh:
Chẩn đoán xác định được bệnh thường căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng tại chỗ và dấu hiệu dị ứng toàn thân. Sinh thiết da cho ta thấy những u hạt chứa nhiều tế bào bạch cầu đa nhân ái toan, có thể gặp được ấu trùng giun nằm giữa u hạt. Xét nghiện bạch cầu đa nhân ái toan trong máu có thể sẽ tăng nhưng không đều.
Điều trị bệnh có thể dùng những loại thuốc chống giun như albendazole, flubendazole, thiabendazole. Thông thường hay sử dụng thuốc thiabendazol với liều lượng 25mg/kg cân nặng mỗi ngày, dùng trong 2 đến 3 ngày và nên kết hợp với các thuốc chống dị ứng. Có thể điều trị bệnh tại chỗ bằng phương pháp đông lạnh ấu trùng với khí nén freon (cryofluorane) hoặc bằng thuốc mỡ có chứa lindane 1%, kem hexachlorocyclohexan (HCH) thoa trực tiếp lên đường hầm ấu trùng di chuyển.
Phòng bệnh hiệu quả nhất là chúng ta không nên tiếp xúc với đất, cát bị nhiễm bẩn phân chó, mèo,... Khi làm vườn tiếp xúc với đất, cát phải có các dụng cụ, phương tiện bảo vệ. Không cho trẻ em chơi nghịch dưới đất, cát; đi chân đất hoặc ngồi bệt dưới đất, cát. Nếu có điều kiện, thông thường định kỳ nên điều trị tẩy giun cho chó, mèo nuôi ở trong nhà để hạn chế được nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy việc phòng bệnh là vấn đề rất cần được cộng đồng người dân quan tâm để chủ động phòng ngừa khỏi bị lây nhiễm.
Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Là phòng khám bệnh giun sán uy tín, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Đàn Sán Chui Ra Từ Đường Mật Do Thói Quen Ăn Gỏi
HÀ NỘI - Bệnh nhân nam 57 tuổi, thường xuyên ăn gỏi cá, gần đây đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, bác sĩ phát hiện nhiều con sán chui ra từ đường mật.
Xem: 17067Cập nhật: 02.09.2023
Béo Phì Ở Thanh Thiếu Niên
Béo phì được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng hoặc lớn hơn phân vị thứ 95 theo độ tuổi và giới tính.
Xem: 16583Cập nhật: 02.09.2023
Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân
Anh H.D 48 tuổi ở Nam Định, đã ba tháng có tình trạng phát ban ngứa ngáy khó chịu, lúc đầu chỉ nổi ở đùi sau đó lan ra khắp người, bụng, tay chân, lúc thì nổi...
Xem: 21640Cập nhật: 24.08.2023
Tổng Quan Về Nhiễm Trùng Da Do Vi Khuẩn
Nhiễm trùng da do vi khuẩn phát triển khi vi khuẩn xâm nhập qua nang lông hoặc qua các vết nứt nhỏ trên da do vết xước, vết thủng, phẫu thuật, bỏng, cháy nắng,...
Xem: 17016Cập nhật: 24.08.2023