Điều Trị Bệnh Dây, Sán Xơ Mít Trong Ngày Tại Hà Nội
chuyenkhoakysinhtrung.com Bạn bị nhiễm sán xơ mít, bạn đã uống thuốc những vẫn thấy đốt sán chui ra hậu môn. Bạn ngại chia sẻ với người khác và cứ ngày này qua ngày khác sống chung với chúng. Nếu bạn đọc bài viết này thì không nên lo lắng vì chúng tôi là bác sĩ của bạn, sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm bệnh sán xơ mít trong một ngày một cách đơn giản.
Thông tin chung về bệnh sán xơ mít
Sán xơ mít còn có tên gọi khác là sán dải, sán dây bò và tên khoa học là Taenia saginata. Là loại ký sinh trùng có kích thước lớn nhất và sống lâu nhất trong cơ thể người. Sau khi nhiễm bệnh 3 tháng đốt sán rụng ra ngoài và chứa hàng trăm nghìn trứng sán có thể lây bệnh cho người khác. Nguyên nhân nhiễm sán xơ mít chủ yếu là do ăn phở bò tái, bò lúc lắc nhiễm ấu trùng.
Đây là hình ảnh đốt sán xơ mít
Quá trình nhiễm bệnh sán xơ mít diễn ra như thế nào?
Người ăn thịt trâu bò có nang ấu trùng còn sống hoặc không nấu kỹ, nang ấu trùng sẽ thoát ra trong ruột, đầu ấu trùng lộn ra ngoài, bám vào màng trong ruột non và phát triển thành sán xơ mít trưởng thành sau 8 đến 10 tuần và đạt kích thước dài từ 2 đến 10 mét. Đầu sán bám vào niêm mạc ruột ở phần sát bao tử nhờ các đĩa hút, thân sán và các đốt sán trải dài khắp lòng ruột đến hậu môn trực tràng để chiếm chất dinh dưỡng. Sau khi nhiễm bệnh 3 tháng đốt sán sẽ chui qua hậu môn, ra hạ bộ, rồi xuống chân, đôi khi bò ngược lên bụng, nách của người bệnh.
Bác sĩ tìm đầu sán sau khi sổ
Cách nhận biết bệnh sán xơ mít nhanh nhất
Đau bụng, đầy bụng, bụng trướng nhẹ, ăn không ngon miệng, đi cầu phân nát, người thì luôn mệt mỏi yếu ớt. Một số trường hợp bệnh nhân than phiền ngứa, nhột hậu môn. Nhiễm nặng nặng có biểu hiện sốt nhẹ.
Tác hại của sán xơ mít đối với sức khỏe con người
Nhiễm sán xơ mít gây mệt mỏi, yếu ớt do bị chiếm chất dinh dưỡng, gây tâm lý hoang mang ảnh hưởng hưởng đến chất lượng cuộc sống, lao động và học tập. Gây tắc ruột, bán tắc ruột, gây u não. Đã ghi nhận có trường hợp có bảy con sán trong ruột gây nghẽn ruột khiến bệnh nhân tử vong.
Không khám bác sĩ chuyên khoa người bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc tự điều trị sai cách
Người bị nhiễm sán xơ mít ít có triệu chứng lâm sán nên khó phát hiện ở giai đoạn đầu, một số triệu chứng nếu có thì cũng dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa. Khi thấy đốt sán chui ra ngoài, ngay cả bác sĩ không có kinh nghiệm cũng dễ chẩn đoán là nhiễm giun. Nhiều người nhiễm sán nhưng lại mua thuốc giun để chữa trị gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Đầu sán được xổ ra ngoài mới yên tâm khỏi bệnh
Chẩn đoán bệnh sán xơ mít
Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán sán xơ mít (sán dải, sán dây) là thấy đốt sán chui ra hậu môn khi đi cầu hoặc ra tự nhiên khi nằm ngủ. Hoặc làm xét nghiệm phân thấy phát hiện trứng sán dây (+ + +).
Điều trị sán xơ mít không can thiệp thủ thuật tại phòng khám ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Hà Nội
Phòng khám Chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga Hà Nội, điều trị bệnh sán xơ mít dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám hoặc lấy thuốc về nhà điều trị sau khi đã được thăm khám bằng phương pháp mới, an toàn, không can thiệp thủ thuật.
Người bệnh sẽ được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặc trị sán xơ mít (sán dây), kết hợp thuốc nhuận tràng theo phác đồ mg/kg cân nặng để diệt sán trong cơ thể. Buổi sáng bệnh nhân có thể ăn no trước khi đến khám và đầu giờ chiều có thể ra về sau khi đã thấy toàn bộ con sán được các bác sĩ đựng trong lọ thủy tinh nhỏ.
Mỗi lọ thủy tinh chứa 1 một cá thể sán dây bò (sán xơ mít) dài từ 2 đến 12 mét
Mũi tên màu đỏ hình ảnh bên dưới là đầu con sán dây, nếu không thấy đầu sán ra ngoài là chưa khỏi bệnh. Còn đầu sán trong ruột thì sau 3 tháng chúng lại phát triển dài ra và lại gây bệnh cho người như khi chưa được điều trị. Vì vậy, việc điều trị bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh yên tâm về hiệu quả điều trị và không lo bệnh tái phát.
Nhưng điều quan trong là phải biết dự phòng cho bản thân bằng việc ăn chín uống chín, không ăn thịt trâu, thịt bò tái,.. có ý nghĩa quan trong cho việc phòng bệnh lâu dài về sau cho bản thân và người thân trong gia đình.
Cách phòng ngừa sán xơ mít hiệu quả?
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây để chủ động phòng chống bệnh.
Không ăn thịt bò, thịt trâu tái
Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường.
Không nuôi gia súc thả rông.
Tại sao bị sán uống thuốc rồi mà không hết?
Do bạn chỉ có thời gian đi mua thuốc chứ không có thời gian để đi khám, khi mua thuốc thì bạn cũng bị động do đó có bạn bị sán nhưng lại mua thuốc giun và ngược lại, khiến vài ngày sau sán lại chu ra hậu môn. Nếu bạn thường xuyên ăn tiết canh và thịt trâu, thịt bò tái,... hoặc bạn bị ngứa da kéo dài không rõ nguyên nhân, uống thuốc dị ứng không khỏi bệnh, bạn nên xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần các bệnh ấu trùng giun sán trong máu tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để chủ động chữa trị và phòng bệnh sán lên não.
Bác sĩ: Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1070Cập nhật: 28.11.2024
Sơ Cứu Khi Bị Nghẹn Gây Nghẹt Thở
Các thao tác để giảm nghẹn thường cứu sống được người bệnh. Người lớn thường bị nghẹn một miếng thức ăn, chẳng hạn như một miếng thịt lớn. Trẻ...
Xem: 1228Cập nhật: 22.11.2024
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 1020Cập nhật: 20.11.2024
Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương yếu đi, dễ bị gãy.
Xem: 1364Cập nhật: 14.11.2024