Xét Nghiệm Có Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
Tăng bạch cầu ái toan được định nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên > 500/mcL (> 0,5 × 109/L). Rất nhiều nguyên nhân và rối loạn liên quan nhưng thường đại diện cho phản ứng dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng. Tăng bạch cầu ái toan có thể là biểu hiện phản ứng (thứ phát) hoặc là biểu hiện chính của bệnh về huyết học. Chẩn đoán liên quan đến lựa chọn các xét nghiệm dựa trên định hướng lâm sàng. Điều trị theo nguyên nhân.
Phiếu xét nghiệm có kết quả chỉ số bạch cầu eosinophils tăng cao rất có thể do nhiễm ký sinh trùng!
Tài nguyên chủ đề
Tăng bạch cầu ái toan có những đặc điểm của đáp ứng miễn dịch: Một tác nhân như Trichinella spiralis (nhiễm ký sinh trùng giun xoắn) gây ra phản ứng chính với mức bạch cầu ái toan tương đối thấp, trong khi tiếp xúc nhiều lần sẽ dẫn đến phản ứng tăng bạch cầu ái toan thứ phát hoặc tăng cường. Một số hợp chất được giải phóng bởi tế bào mast và bạch cầu ái kiềm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu ái toan qua trung gian IgE. Các chất đó bao gồm yếu tố hướng động bạch cầu ái toan gây sốc phản vệ, leukotriene B4, phức hợp bổ thể (C5-C6-C7) và histamine (ở phạm vi nồng độ hẹp).
Tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên được đặc trưng bởi
- Nhẹ: 500 đến 1500/mcL (0,5 đến 1,5 × 109/L)
- Trung bình: 1500 to 5000/mcL (1,5 to 5 × 109/L)
- Nặng: > 5000/mcL (> 5 × 109/L)
Bản thân tăng bạch cầu ái toan nhẹ không gây ra triệu chứng, nhưng nồng độ ≥ 1500/mcL (> 1,5 × 109/L) có thể gây tổn thương các cơ quan nếu tình trạng này kéo dài. Tổn thương cơ quan thường xảy ra do tình trạng viêm mô và phản ứng với các cytokine và chemokine do bạch cầu ái toan giải phóng cũng như với các tế bào miễn dịch được huy động đến các mô. Mặc dù bất kỳ cơ quan nào cũng có thể bị tổn thương, nhưng gặp ở tim, phổi, lách, da và hệ thần kinh thường bị ảnh hưởng nhiểu hơn (về các biểu hiện, xem bảng Các bất thường ở bệnh nhân có hội chứng tăng bạch cầu ái toan).
Thỉnh thoảng, những bệnh nhân bị tăng bạch cầu ái toan rất nặng (ví dụ, số lượng bạch cầu ái toan > 100.000/mcL [> 100 × 109/L]), thường bị bệnh bạch cầu dòng bạch cầu ái toan, sẽ phát triển các biến chứng khi bạch cầu ái toan hình thành các khối tụ làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ mô và nhồi máu vi thể. Các biểu hiện thường là thiếu oxy ở phổi, não (bệnh não, khó thở, suy hô hấp).
Hội chứng tăng bạch cầu ái toan vô căn là một tình trạng đặc trưng bởi tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên với các biểu hiện liên quan đến hệ thống cơ quan hoặc rối loạn chức năng liên quan trực tiếp đến tăng bạch cầu ái toan ở những bệnh nhân không bị rối loạn ký sinh trùng hoặc dị ứng, rối loạn tạo máu vô tính hoặc nguyên nhân khác của tăng bạch cầu ái toan.
Căn nguyên của tăng bạch cầu ái toan
Tăng bạch cầu ái toan có thể là
- Nguyên phát: Tình trạng tăng sinh vô tính của bạch cầu ái toan liên quan đến các rối loạn về huyết học như bệnh bạch cầu và khối u tăng sinh tủy,
- Thứ phát: Thứ phát: do những nguyên nhân không liên quan đến huyết học,
- Vô căn: không xác định được nguyên nhân.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng bạch cầu ái toan ở là:
Dị ứng hoặc các rối loạn dị ứng (điển hình là hô hấp hoặc da liễu)
Trong trường hợp do rối loạn do dị ứng hoặc cơ địa dị ứng, tăng bạch cầu ái toan thường ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Các nguyên nhân phổ biến khác gây ra tăng bạch cầu ái toan bao gồm:
Nhiễm trùng (thường là do nhiễm ký sinh trùng giun sán)
Khối u (u bệnh máu hoặc u đặc, lành tính hoặc ác tính)
Cơ thể có phẩn ứng dị ứng, mẩn ngứa da, mề đay lâu ngày cần được thăm khám và xét nghiệm ký sinh trùng
Hầu như bất kỳ xâm nhập nào của ký sinh trùng vào mô cũng có thể gây ra tăng bạch cầu ái toan, nhưng động vật nguyên sinh (amip) và động vật đa bào không xâm lấn thường không gây ra tình trạng này.
Trong các khối u về máu, u lympho Hodgkin có thể gây ra tình trạng tăng bạch cầu ái toan đáng kể, trong khi tình trạng tăng bạch cầu ái toan ít phổ biến hơn ở u lympho không Hodgkin, bệnh bạch cầu kinh dòng tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng nguyên bào lympho.
Thâm nhiễm phổi có thể xảy ra với tăng bạch cầu ái toan ngoại biên là một phần của rối loạn trên lâm sàng, có thể là nhiễm trùng, tự miễn dịch hoặc viêm.
Bệnh nhân có phản ứng tăng bạch cầu ái toan với thuốc có thể không có triệu chứng hoặc có nhiều hội chứng khác nhau, bao gồm viêm thận kẽ, bệnh huyết thanh, vàng da ứ mật, viêm mạch do quá mẫn và bệnh hạch bạch huyết nguyên bào miễn dịch.
Hội chứng cơ-tăng bạch cầu ái toan hầu như hiếm; nguyên nhân là không rõ. Tuy nhiên, vào năm 1989, hàng trăm bệnh nhân được báo cáo đã phát triển hội chứng này sau khi uống L-tryptophan để giảm đau, an thần. Hội chứng này có lẽ do chất gây ô nhiễm gây ra chứ không phải do L-tryptophan. Các triệu chứng bao gồm chứng đau cơ,đau nhức, phù cơ và phát ban, kéo dài vài tuần đến vài tháng và một số ca tử vong.
Phản ứng thuốc kèm tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS) là một hội chứng hiếm gặp đặc trưng bởi sốt, phát ban, tăng bạch cầu ái toan, tăng tế bào lympho không điển hình, bệnh hạch bạch huyết và các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích (điển hình là tim, phổi, lách, da, hệ thần kinh).
Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là tình trạng ngày càng được ghi nhận, thường biểu hiện dưới tình trạng nôn ói và khó nuốt. Để chẩn đoán, sinh thiết thực quản phải cho thấy ít nhất 15 bạch cầu ái toan trên trường năng lượng cao. Điều trị bao gồm thuốc ức chế bơm proton, budesonide, thử nghiệm loại bỏ thức ăn và đôi khi là nong thực quản.
Đánh giá tăng bạch cầu ái toan
Nhiều tình trạng có thể gây tăng bạch cầu ái toan. Cần xem xét các nguyên nhân thường gặp trước (ví dụ như dị ứng, nhiễm trùng hoặc rối loạn tân sản), nhưng thường khó xác định nên cần phải xem xét bệnh sử và thăm khám kỹ lưỡng.
Lịch sử
Nên quan tâm những vấn đề sau:
- Du lịch (gợi ý khả năng tiếp xúc với ký sinh trùng khi đi tham quan, tham gia bơi lội ao hồ, trải nghiệm món ăn địa phương chưa được nấu chín),
- A Dị ứng (Allergies)
- Sử dụng thuốc
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược và các chất bổ sung chế độ ăn kiêng, L-tryptophan
- Triệu chứng hệ thống (ví dụ: sốt, giảm cân, đau cơ, đau khớp, phát ban, hạch to)
Các triệu chứng toàn thân gợi ý rằng nguyên nhân dị ứng hoặc thuốc nhỏ ít có khả năng xảy ra hơn và nên thực hiện đánh giá chi tiết về bệnh thấp khớp toàn thân, ung thư, nhiễm trùng hoặc rối loạn hệ thống khác. Các phần quan trọng khác của bệnh sử bao gồm tiền sử gia đình bị rối loạn máu và đánh giá toàn diện về hệ thống, bao gồm các triệu chứng dị ứng và rối loạn chức năng phổi, tim, tiêu hóa (GI) và thần kinh.
Khám thực thể
Khám thực thể tổng quát nên tập trung vào tim, da, hệ thần kinh và phổi. Một số dấu hiệu có thể gợi ý nguyên nhân hoặc rối loạn liên quan. Ví dụ như phát ban (dị ứng, mề đay da liễu hoặc rối loạn mạch máu), phát hiện phổi bất thường (hen, nhiễm trùng phổi, hoặc hội chứng thâm nhiễm phổi với bạch cầu ái toan) và hạch, lách to (các rối loạn tăng sinh tủy hoặc ung thư).
Xét nghiệm
Thường phát hiện tăng bạch cầu ái toan nhờ xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh vì những lý do khác. Cần làm những xét nghiệm sau:
- Ký sinh trùng giun sán và trứng trong phân,
- Các xét nghiệm khác để phát hiện tổn thương cơ quan hoặc các xét nghiệm đặc hiệu khác dựa trên lâm sàng.
Nói chung, nếu không nghi ngờ thuốc hoặc nguyên nhân dị ứng dựa trên kết quả lâm sàng, cần kiểm tra mẫu phân để tìm trứng và ký sinh trùng;
Tuy nhiên, các kết quả âm tính không loại trừ nguyên nhân ký sinh trùng, cần làm xét nghiệm máu song song để tìm ấu trùng giun sán.
Ví dụ: bệnh do Trichinella (giun xoắn) cần thêm sinh thiết cơ, bệnh giun Toxocara (giun sán chó mèo) và nhiễm giun chỉ cần sinh thiết thêm các mô khác, có thể cần hút dịch tá tràng để loại trừ các ký sinh trùng cụ thể, chẳng hạn như Strongyloides (giun lươn).
Các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể khác được xác định dựa trên các phát hiện lâm sàng (đặc biệt là tiền sử sinh hoạt, thói quen ăn uống) và có thể bao gồm chụp X-quang ngực, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm về gan và xét nghiệm về thận và xét nghiệm huyết thanh học đối với các bệnh thấp khớp do ký sinh trùng và bệnh hệ thống. Nếu bệnh nhân có hạch to, lách to, hoặc triệu chứng toàn thân thì cần làm các xét nghiệm máu. Nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh tăng cao hoặc những bất thường trên phiến đồ phết máu ngoại biên gợi ý một khối u tăng sinh tủy tiềm ẩn và chọc hút tủy xương và sinh thiết với các nghiên cứu di truyền học tế bào có thể hữu ích.
Nếu việc đánh giá thường quy không tiết lộ nguyên nhân, các xét nghiệm sẽ được thực hiện để phát hiện tổn thương cơ quan. Xét nghiệm có thể bao gồm một số xét nghiệm đã đề cập trước đó cũng như xét nghiệm lactate dehydrogenase (LDH) và xét nghiệm gan (gợi ý tổn thương gan hoặc có thể là u tân sinh tủy). Siêu âm tim, nồng độ troponin huyết thanh và xét nghiệm chức năng phổi được thực hiện khi nghi ngờ hội chứng tăng bạch cầu ái toan.
Người bệnh cần thăm khám và xét nghiệm thêm về ký sinh trùng giun sán nếu có chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao
Điều trị chứng tăng bạch cầu ái toan
- Đôi khi sử dụng corticosteroid
Điều trị bằng corticosteroid cho hội chứng tăng bạch cầu ái toan đôi khi được các bác sĩ đưa ra chỉ định.
Các loại thuốc được biết là có liên quan đến tăng bạch cầu ái toan đều bị ngừng sử dụng. Điều trị nguyên nhân gây bênh. Hen suyễn do bạch cầu ái toan đôi khi có thể được điều trị bằng kháng thể chống lại IL-5 (ví dụ, mepolizumab, reslizumab) hoặc với các kháng thể chống lại thụ thể IL-5 như benralizumab, Dupilumab, chất ức chế IL-4/IL-13, có thể được sử dụng để điều trị bệnh viêm phổi mạn tính tăng bạch cầu ái toan và aspergillosis phế quản do dị ứng.
Nếu không phát hiện được nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được theo dõi các biến chứng. Một thử nghiệm ngắn với corticosteroid liều thấp có thể làm giảm số lượng bạch cầu ái toan nếu tăng bạch cầu ái toan là thứ phát (ví dụ: do dị ứng, bệnh thấp khớp hệ thống hoặc nhiễm ký sinh trùng) chứ không phải nguyên phát. Thử nghiệm này chứng tỏ rằng tăng bạch cầu ái toan sẽ dai dẳng và tiến triển khi không có những nguyên nhân có thể điều trị được. Bởi vì tăng bạch cầu ái toan có thể liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan hoặc có thể là biểu hiện của rối loạn hệ thống, nên có thể cần nhiều chuyên gia để chẩn đoán và điều trị.
Nhóm bác sĩ Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết
Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn gọi là xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát,...
Xem: 604Cập nhật: 31.03.2025
Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?
Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh lý ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây...
Xem: 2177Cập nhật: 28.03.2025
Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Da Tay - Chân, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị
Viêm da tay và chân là tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi da đỏ, có vảy, dày ở tay, chân hoặc cả hai.
Xem: 1867Cập nhật: 22.03.2025
Nguy Cơ Nhiễm Virus Lây Truyền Từ Chuột
Nhiễm trùng Hantavirus là một bệnh do virus lây truyền từ loài gặm nhấm sang người. Virus có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi (với ho và khó thở) hoặc...
Xem: 1866Cập nhật: 18.03.2025