Dấu hiệu bệnh sán chó mèo lây từ vật nuôi sang người
Bệnh sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ vật nuôi sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được nhiều người gọi là bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó.
Bệnh sán chó mèo thường lây bệnh cho người như thế nào?
Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường có tên gọi là sán chó mèo.
Sán chó mèo sẽ đẻ trứng, trứng theo phân và ra bên ngoài môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ, các trứng này sẽ hoá phôi.
Đây là giai đoạn có thể gây nên bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun sán. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất vì do thói quen hay đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun sán nhiều do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó mèo.
Sau khi nuốt trứng vào trong cơ thể, ấu trùng giun sẽ được phóng thích ra ngoài, đi xuyên qua thành ruột và đi theo đường máu để di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể nhiều tháng và sau đó lại phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã để lại hậu quả tổn thương tại các mô.
Tiếp xúc với chó mèo có nhiễm bệnh sán chó mèo không?
Do đặc điểm chó mèo là những vật nuôi rất gần gũi với con người, nên bệnh thường phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai trên thế giới cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó mèo.
Bệnh sán chó mèo ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, phần vì việc làm xét nghiệm phân không được áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng trong ruột của con người.
Những năm gần đây có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu kỹ thuật Elisa nhưng chỉ được giới hạn ở một số địa điểm cụ thể. Số mẫu chứa nhiều nên các số liệu khó nói lên được tình hình nhiễm chung trong cả nước.
Tuy chưa có số liệu thật chính xác về tình hình của bệnh, nhưng nguy cơ lây nhiễm trứng sán chó mèo ở người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp, do việc nuôi chó mèo trong nhà rất phổ biến và đa số các vật nuôi này không được tắm rửa thường xuyên hay chích ngừa để phòng bệnh.
Thói quen ăn rau sống, hải sản, thịt tái sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiễm ấu trùng giun sán. Dấu hiệu bệnh sán chó mèo hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao. Do đó những trường hợp bị ngứa lâu ngày cần phải đi khám và làm xét nghiệm máu để chẩn đoán giun sán gây ngứa, dị ứng da. Thông thường thì sau điều trị đặc hiệu giun sán thì bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.
Phòng ngừa nhiễm bệnh sán chó mèo
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải lau dọn sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước đang chảy.
Nên tắm cho chó mèo thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun theo định kỳ. Thu gom và xử lý phân chó mèo như phân người, không để chó mèo phóng uế bậy ở khắp nơi.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu
Xét nghiệm nước tiểu để quan sát sự chuyển hóa carbonhydrate, những rối loạn thận, gan, thăng bằng acid base và sự nhiễm trùng đường tiểu.
Xem: 70621Cập nhật: 11.03.2020
Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống
Các giun hình ống (nematoda) được Rudolphi (Đức) phân loại từ năm 1808. Đó là các ký sinh trùng đa tế bào, có thân hình ống dài, không phân đốt. Ống tiêu hóa hoàn...
Xem: 97430Cập nhật: 09.03.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não
Naegleria fowleri sống trong môi trường nước ngọt bằng cách ăn vi khuẩn. Loài amip này có thể lây nhiễm sang người qua đường mũi, họng khi mũi họng của con người...
Xem: 69981Cập nhật: 04.03.2020
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Sán lá gan lớn có hai loài là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Loài Fasciola hepatica thường phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Loài Fasciola gigantica...
Xem: 73858Cập nhật: 29.02.2020