Dấu hiệu ngứa da do nhiễm ký sinh trùng
Ngứa da là triệu chứng gây nên cảm giác khó chịu cho cơ thể, đòi hỏi phải gãi nhiều, có lúc gãi đến chảy máu mới đã ngứa.
Nguyên nhân ngứa da có thể do:
Nhiễm kí sinh trùng: các loại giun sán hoặc ký sinh trùng trên chó hoặc mèo.
Dị ứng: có thể bị dị ứng với thời tiết, phấn hoa, mạt bụi nhà, thức ăn,…
Bệnh nội khoa: bệnh về gan mật (viêm gan, tắc mật…), bệnh đái tháo đường, bệnh về thận,…
Tâm lý: Stress.
Hiện nay nguyên nhân ngứa da thường gặp càng nhiều là dị ứng, ký sinh trùng và stress. Ký sinh trùng gây ngứa da thường gặp nhất hiện nay là sán chó (Toxocara canis ) và ký sinh trùng mèo (Toxoplasma gondii). Nhiều người bị nhiễm sán chó hoặc ký sinh trùng mèo thường hỏi: nhà tôi không nuôi chó mèo mà tại sao tôi lại bị nhiễm con này?. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu chu trình lây nhiễm của sán chó và ký sinh trùng mèo.
Sán chó là loại giun sống ở trong ruột chó, thường có ở chó con. Giun trưởng thành thường đẻ trứng và theo phân thải ra bên ngoài môi trường. Trứng giun có thể sống vài tháng hoặc tới vài năm trong môi trường và phát tán đi khắp nơi (nhờ gió, bàn tay của người,…). Người bị nhiễm giun do vô tình nuốt phải trứng giun, có thể dính ở trong thực phẩm hàng ngày (đặc biệt là rau sống) hoặc bàn tay đưa vào miệng. Vào bên trong ruột trứng giun sẽ nở ra ấu trùng, xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể. Ấu trùng sán chó không thể trưởng thành ở trong cơ thể người, nên chúng không thể sinh sản. Triệu chứng ngứa là do cơ thể phản ứng với ấu trùng trong máu, cơ thể tiết ra một chất gây ngứa là Histamine.
Ký sinh trùng mèo (đôi khi hay gọi sán mèo) cũng có đường lây nhiễm gần giống với sán chó. Khi mèo thải trứng ký sinh trùng ra ngoài theo phân, trứng sẽ bám vào đất, cỏ, lá cây,… Các loài động vật ăn cỏ hoặc ăn tạp như heo sẽ bị nhiễm khi ăn phải, ký sinh trùng phát triển và tạo nang ở trong cơ bắp chúng. Đối với người, ngoài nuốt phải trứng ký sinh trùng, còn có thể bị nhiễm do ăn thịt có chứa nang ký sinh trùng chưa nấu chín (tương tự như gạo heo). Các loại thịt có thể chứa nang ký sinh trùng mèo như thịt trâu, bò, heo, cừu,…
Như vậy, chúng ta có thể bị nhiễm sán chó và ký sinh trùng mèo mà không hề nuôi hay tiếp xúc với chó mèo.
Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ngứa da và điều trị hiệu quả, cần phải đi khám và xét nghiệm máu tại phòng khám chuyên khoa về ký sinh trùng.
Tại sao khi đã xổ giun sán định kì mà vẫn nhiễm sán chó, ký sinh trùng mèo?
Thuốc xổ giun sán định kì có thành phần là Albendazole hoặc Mebendazole. Thuốc chỉ có tác dụng đối với giun sống trong đường tiêu hóa như (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn,…). Đối với sán dải (sán xơ mít) thuốc cũng có tác dụng hạn chế. Đặc biệt với liều dùng duy nhất, thuốc chưa đủ tiêu diệt được sán chó, ký sinh trùng mèo. Hai loại ký sinh trùng này cần được điều trị theo phác đồ chuyên khoa với thời gian điều trị dài hơn và phối hợp thuốc phù hợp.
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
LỢI ÍCH CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường là bệnh rất nguy hiểm , gây ra nhiều biến chứng cho người mắc bệnh, được xem là kẻ giết người thầm lặng thứ 3 trên thế giới.
Xem: 33816Cập nhật: 02.12.2021
6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC UỐNG TRÀ SẢ
Sả không đơn thuần là gia vị để chế biến món ăn mà còn là nguyên liệu để làm trà thảo mộc. Sả rất giàu vitamin và khoáng chất, chất chống ô xy hóa và đặc...
Xem: 27597Cập nhật: 01.12.2021
CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ
Dinh dưỡng, vệ sinh, giấc ngủ, tiêm chủng là 4 yếu tố cần đảm bảo để giúp trẻ tăng đề kháng, sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh
Xem: 34104Cập nhật: 30.11.2021
5 THỦ PHẠM LÀM TỔN THƯƠNG HỆ TIÊU HÓA
Theo các chuyên gia , hệ tiêu hóa rất nhạy cảm do đó những yếu tố như thực phẩm, môi trường, lối sống… đều có thể gây tổn thương đến cơ quan này.
Xem: 28906Cập nhật: 27.11.2021