Dị Ứng Bụi Mạt Nhà Là Gì | Làm Cách Nào Để Điều Trị
Dị ứng bụi mạt nhà rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng từ bụi mạt nhà có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hen suyễn.
Dị ứng bụi mạt nhà là nguyên nhân khiến bạn bị hắt hơi, chảy nước mũi, mắt.
Nguyên nhân gây dị ứng bụi mạt nhà:
Bụi mạt nhà là một loại mạt thuộc họ nhện, có kích thước khoảng 1/4mm nên người không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng thường sống trong bụi nhà, giường chiếu, chăn nệm,… đặc biệt là những nơi vệ sinh kém hoặc ở những nơi sống tập thể.
Không giống các ký sinh như ghẻ hay ve đào hang dưới da và gây ngứa ngáy, viêm da. Mạt thường gây nên phản ứng dị ứng thông qua sản phẩm mà nó thải vào không khí. Trong ruột và phân của mạt có chứa các enzyme tiêu hóa mạnh như Peptidase 1, đây là tác nhân phổ biến nhất gây nên triệu chứng dị ứng. Khung xương, xác thối rữa của mạt cũng góp phần gây nên dị ứng.
Một phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với chất lạ mà nó cho rằng sẽ gây hại cho cơ thể. Trong trường hợp dị ứng bụi mạt nhà, các enzyme hoặc khung xương là chất gây nên dị ứng. Khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nó sẽ sản xuất ra một kháng thể để chống lại, quá trình này sản sinh ra hóa chất gây nên triệu chứng dị ứng. Nếu tiếp xúc thường xuyên hoặc kéo dài với bụi mạt nhà sẽ khiến các triệu chứng dị ứng tiến triển thành mãn tính.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng bụi mạt nhà:
Bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng bụi mạt nhà hơn người khác nếu như:
- Có tiền sử gia đình bị dị ứng: bạn sẽ nhạy cảm hơn với bụi mạt nhà nếu một số thành viên trong gia đình bạn mắc phải một loại dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
- Tiếp xúc với bụi mạt vào những năm đầu đời làm tăng nguy cơ dị ứng bụi mạt nhà.
- Trẻ em có khả năng bị dị ứng bụi mạt nhiều hơn người trưởng thành.
Triệu chứng dị ứng bụi mạt nhà:
Các triệu chứng dị ứng bụi mạt có thể nặng hoặc nhẹ. Dấu hiệu phổ biến nhất gồm:
- Hắt hơi, sổ mũi.
- Ngứa, đỏ, chảy nước mắt.
- Nghẹt mũi.
- Ngứa mũi, miệng hoặc vòm họng.
- Ho.
- Áp lực xoang, có thể gây nên đau mặt.
- Da sưng và da xanh dưới mắt.
- Khó ngủ.
Triệu chứng dị ứng bụi mạt nhà ở người bệnh hen suyễn có thể nghiêm trọng hơn, các biểu hiện như sau:
- Đau ngực, tức ngực.
- Khó thở.
- Khó ngủ do ho hoặc thở khò khè.
- Khó nói.
- Cơn hen nặng.
Biến chứng dị ứng bụi mạt nhà:
Nếu bạn tiếp xúc với bụi mạt nhà thường xuyên, nó có thể dẫn đến một số biến chứng:
- Viêm xoang: tình trạng các mô trong đường mũi bị viêm liên tục có thể gây tắc nghẽn xoang (các hốc rỗng kết nối với đường mũi). Điều này sẽ khiến bạn mắc phải nhiễm trùng xoang (viêm xoang).
- Hen suyễn: những cơn hen nặng có thể gây nên khó khăn trong việc kiểm soát và người bệnh cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Chẩn đoán dị ứng mạt bụi nhà:
Để xác định chính xác bạn có phải bị dị ứng với một số chất trong không khí hay không, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chiếu sáng để kiểm tra tình trạng niêm mạc mũi. Thông thường, dị ứng với những chất có trong không khí sẽ khiến niêm mạc của đường mũi bị sưng.
Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm dị ứng da: trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ chất gây nên dị ứng đã được tinh tế và được chích vào bề mặt da. Nếu bạn bị dị ứng bụi mạt, tại nơi bôi chất dị ứng sẽ nổi mẩn đỏ và gây ngứa.
- Xét nghiệm máu: trong một số trường hợp khác bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu sàng lọc các kháng thể gây nên dị ứng cụ thể đối với các chất gây dị ứng.
Bác sĩ sẽ nghi ngờ bạn bị dị ứng bụi mạt nếu các triệu chứng xuất hiện vào ban đêm hoặc sau khi vệ sinh nhà cửa.
Điều trị dị ứng bụi mạt nhà:
Lựa chọn điều trị tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với bụi mạt nhà. Và để kiếm soát các triệu chứng, bác sĩ có thể cho kê đơn một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng histamin giúp làm giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi. Các loại thuốc kháng histamin dạng uống mà thường được sử dụng như Fexofenadine (Allegra Allergy), Loratadine (Alavert, Claritin), Cetirizine (Zyrtec). Ngoài ra còn có thuốc kháng histamine dạng xịt mũi bao gồm Azelastine (Astelin, Astepro) và Olopatadine (Patanase).
- Corticosteroid được dùng để kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây nên, các thuốc này bao gồm Flnomasone propionate (Flonase), Mometasone furoate (Nasonex), Triamcinolone (Nasacort Allergy 24HR), Ciclesonide (Omnaris).
- Thuốc thông mũi giúp thu nhỏ các mô sưng trong đường mũi nên sẽ giúp bạn dễ thở bằng mũi hơn.
- Chất điều chế Leukotriene ngăn chặn hoạt động của một số hóa chất trong hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra còn có một số biện pháp khác như:
- Liệu pháp miễn dịch: được sử dụng bằng cách tiêm chất gây dị ứng khoảng 1-2 lần mỗi tuần, liều tăng dần trong khoảng 3-6 tháng để “huấn luyện” hệ thống miễn dịch không còn nhạy cảm với các chất gây dị ứng.
- Nước rửa mũi: giúp bạn rửa sạch chất nhầy và chất kích thích từ xoang.
Phòng ngừa dị ứng bụi mạt nhà:
Để phòng chống dị ứng bụi mạt, bạn nên:
- Sử dụng máy điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm để giữ độ ẩm tương đối khoảng 30-50% trong nhà.
- Thường xuyên hút bụi, giặt tất cả khăn trải giường, chăn, vỏ gối trong nước nóng 54,4 độC để tiêu diệt bụi mạt và loại bỏ các chất gây dị ứng.
- Loại bỏ thảm vì nó thường là nơi chứa nhiều bụi mạt, chất gây dị ứng.
Dị ứng bụi mạt nhà kéo dài có thể dẫn đến mãn tính, gây khó chịu lâu dài nên khi nhận thấy triệu chứng, người bệnh nên thăm khám và điều trị với bác sĩ.
Liên hệ xét nghiệm mạt bụi nhà tại Phòng khám ký sinh trùng, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh ký sinh trùng, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Sán Chó Ở Người Cách Phát Hiện Và Thời Gian Trị Sán Chó Ở Người Bao Lâu
Bệnh toxocara, bệnh giun đũa chó mèo, ấu trùng giun đũa chó mèo, sán chó, là những tên gọi mà mọi người hay gọi.Tên chính xác của bệnh sán chó chính là bệnh...
Xem: 122654Cập nhật: 21.10.2019
Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó chỉ cần uống thuốc, không cần chích thuốc, không cần phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ phối hợp các thuốc, tăng tác dụng hiệp đồng...
Xem: 322025Cập nhật: 21.10.2019
Bệnh Sán Dây | Ấu Trùng Sán Lợn Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gạo heo, ấu trùng sán gạo heo thường lành tính. Tuy nhiên, người nhiễm sán sẽ gặp nguy hiểm nếu ấu trùng sán dây lợn tấn công vào não và mắt...
Xem: 64300Cập nhật: 27.09.2019
Bệnh Sán Chó Là Gì | Khi Nào Nên Xét Nghiệm Sán Chó
Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết...
Xem: 62593Cập nhật: 26.09.2019