443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - DÙNG THUỐC HẠ SỐT ĐÚNG CÁCH KHÔNG GÂY HẠI GAN

1. Nguy cơ tổn thương gan, tăng men gan do paracetamol

Gan được ví như nhà máy hóa chất của cơ thể, bởi lẽ, hầu hết mọi thứ ta tiếp nạp vào cơ thể qua đường ăn uống đều được gan xử lý thải độc.

Trong khi đó, theo thông tin từ Trung tâm chống độc, trước tình hình dịch Covid-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên. Trên mạng xã hội đã xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh Covid-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.

Thuốc hạ sốt paracetamol được dùng phổ biến hiện nay được chuyển hóa tại gan. Nếu dùng liều cao hoặc kéo dài paracetamol có thể gây độc cho gan, dẫn đến tổn thương nặng cho các tế bào gan.

Theo Trung tâm chống độc, ngộ độc cấp paracetamol đã trở thành nguyên nhân ngộ độc thường gặp, trong đó có nguyên nhân do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà. Trường hợp thứ hai này rất dễ xảy ra, thường với người sốt cao, kéo dài, đau nhiều, đau mạn tính...

Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, men gan cao, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Paracetamol là thuốc không phải kê theo đơn, người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.

Tuy nhiên, trên thị trường nhiều thuốc có tên gọi khác nhau nhưng có có chứa thành phần chính là paracetamol, trong đó, dạng viên có hàm lượng paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra thuốc có thể ở dạng viên đặt hậu môn, gói bột hoặc siro

Dùng quá nhiều paracetamol  làm tổn thương gan

2. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt

Để an toàn cho sức khỏe, chỉ dùng paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không dùng quá liều cho phép, nên tham khảo kỹ thông tin liên quan đến độc tính trên gan của paracetamol.

Chuyên gia chống độc lưu ý, để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn. Dù là thuốc không kê đơn nhưng khi dùng parecatmol vẫn luôn nên được tư vấn của bác sĩ.

Các trường hợp có bệnh lý nền, mãn tính khi ốm sốt cần được dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Luôn luôn chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng ,đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol như lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng…

Trẻ nhỏ cần sử dụng paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ, với liều phù hợp cân nặng.

Bệnh Sởi, Triệu Chứng Bệnh Sởi, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sởi

Bệnh Sởi, Triệu Chứng Bệnh Sởi, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sởi

Trẻ bị nhiễm bệnh đầu tiên sẽ bị sốt, sổ mũi, ho khan và mắt đỏ. Đôi khi mắt nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Trước khi phát ban bắt đầu, các đốm nhỏ,...

Xem: 439Cập nhật: 14.04.2025

Xét Nghiệm Có Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Xét Nghiệm Có Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Tăng bạch cầu ái toan được định nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên > 500/mcL (> 0,5 × 109/L). Rất nhiều nguyên nhân và rối loạn liên quan...

Xem: 1138Cập nhật: 05.04.2025

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn gọi là xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát,...

Xem: 1344Cập nhật: 31.03.2025

Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh lý ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây...

Xem: 4040Cập nhật: 28.03.2025

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

DÙNG THUỐC HẠ SỐT ĐÚNG CÁCH KHÔNG GÂY HẠI GAN

Tổn thương gan nếu dùng thuốc hạ sốt không đúng cách

Cách dùng thuốc hạ sốt đúng