Đi xe đạp có lợi cho sức khỏe, ít tốn kém và còn bảo vệ môi trường, đặc biệt tốt cho những người phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên.
1 . Giảm nguy cơ ung thư
Những hoạt động thể chất như chạy bộ hay đạp xe có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh trong đó có ung thư. Các nghiên cứu cho thấy những người có hoạt động thể chất từ vừa phải đến cường độ cao trong giai đoạn đầu và trung niên, ít nguy cơ bị ung thư hơn người ít vận động.
2. Giảm đau
Đạp xe là bài tập thư giãn cơ bắp và rất tốt trong việc giải tỏa các vấn đề tâm lý, cơn đau do stress. Đi xe đạp giúp ổn định tâm lý cho trẻ em và giảm đau hiệu quả ở người lớn.
3. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Đi xe đạp rất tốt cho trái tim. Đạp xe kết hợp các biện pháp tập thể dục giúp cải thiện hệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, ngăn huyết áp cao, tránh đột quỵ.
4. Giúp cơ bắp săn chắc
Cũng như những môn thể thao khác, người đạp xe rất săn chắc da và hình thành cơ bắp, nhất là ở nửa dưới của cơ thể như bắp chân, bắp đùi, hông, lưng. Một tuần bạn không hoạt động sẽ giảm 50% sức mạnh của hệ thống cơ bắp, gây lão hóa cơ bắp khiến các cơ bị co lại.
Trong thời gian đạp xe, hầu hết cơ bắp của cơ thể được kích hoạt như bụng, vai, cánh tay, bắp chân, làm săn chắc cơ bắp ở thắt lưng và bụng.
5. Tăng sức mạnh hệ xương và những kỹ năng phối hợp
Những bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng. Đi xe đạp thường xuyên giúp tăng cường mật độ xương, bảo vệ và tăng sức mạnh của hệ xương. Tư thế khi đi xe đạp sẽ kích thích cơ bắp ở lưng dưới. Nhờ thế, cột sống được tăng cường và có thể kích thích các cơ bắp nhỏ của đốt sống, giảm nguy cơ đau lưng và các vấn đề khác.
Ngoài ra, phải sử dụng cả hai chân và hai tay giữ cho xe được cân bằng với trọng lượng cơ thể khi đạp xe là bài thực hành rất tốt đối với khả năng phối hợp cơ thể.
6. Điều trị viêm khớp
Các nghiên cứu chỉ ra rằng đạp xe là một trong những bài tập tốt nhất để ngăn ngừa viêm khớp. Khi đạp xe, cơ bắp ở đùi và chân thấp hơn giúp khớp chuyển động nhẹ nhàng và linh hoạt, rất tốt đối với người bị thoái hóa khớp gối.
7. Giảm cân
Đi xe đạp có thể đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Từ đó giảm trọng lượng và giảm cholesterol để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Đạp xe sẽ phản tác dụng nếu đi quá nhiều và sai cách, có thể là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống, chấn thương... Để hạn chế và ngăn ngừa các tác hại đó, cần tập luyện đúng cách với cường độ vừa phải ngay từ khi bắt đầu đi xe.
Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết
Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn gọi là xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát,...
Xem: 437Cập nhật: 31.03.2025
Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?
Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh lý ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây...
Xem: 1706Cập nhật: 28.03.2025
Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Da Tay - Chân, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị
Viêm da tay và chân là tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi da đỏ, có vảy, dày ở tay, chân hoặc cả hai.
Xem: 1623Cập nhật: 22.03.2025
Nguy Cơ Nhiễm Virus Lây Truyền Từ Chuột
Nhiễm trùng Hantavirus là một bệnh do virus lây truyền từ loài gặm nhấm sang người. Virus có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi (với ho và khó thở) hoặc...
Xem: 1713Cập nhật: 18.03.2025