Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người
Demodex là một loại côn trùng chân khớp, sống ký sinh tạm thời ở nang lông hoặc gần nang lông, tuyến bã, đặc biệt là ở trán, má, hai bên mũi, lông mi,trên vảy da ở người và súc vật. Có 2 loài Demodex thường gặp ký sinh trên da người:
Loại dài: Demodex folliculorum (D.folliculorum), chúng thường ký sinh ở nang lông, tóc.
Loại ngắn: Demodex brevis (D.brevis), thường ký sinh ở các tuyến bã.
Khi trưởng thành D.folliculorum có chiều dài 0.3 đến 0.4 mm, D.brevis 0.15 đến 0.2mm, có bốn cặp chân ngắn gần đầu và cổ.
(Demodex không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học, chúng dài khoảng 100-300μ).
Demodex thường sống thành đôi, vòng đời trong khoảng thời gian 18 đến 24 ngày trên vật chủ của nó. Con cái đẻ từ 20 đến 24 trứng trong nang tóc.
Demodex folliculorum cái có kích thước ngắn và tròn hơn con đực. Cả con cái và con đực đều có bộ phận sinh dục ngoài. Sau khi giao hợp trên bề mặt da, chúng đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở nang lông ,tuyến bã, kèm theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng.
Sau khi chết, xác Demodex hóa lỏng và phân hủy trong da, và gây ra các phản ứng dị ứng ở một số bộ phận của các mô da, đốm đỏ (mụn trứng cá) xảy ra. Viêm dị ứng da tại chỗ, nổi ban đỏ, sẩn và có mụn mủ là phản ứng bởi hệ thống miễn dịch.
Các triệu chứng lâm sàng
Demodex có thể sống trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông hoặc khi miễn dịch của cơ thể suy giảm. Bệnh viêm da do Demodex có 3 thể bệnh chính:
Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, trên bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác như có kiến bò trên da mình.
Viêm da do Demodex dạng mụn trứng cá.
Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp và thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch).
Đa số bệnh nhân sẽ bị bỏ sót nguyên nhân này, không được chẩn đoán viêm da do Demodex thường chẩn đoán nhầm với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến ảnh hưởng đến chất lượng thẩm của bệnh nhân.
Cách phòng bệnh
Rửa sạch da mặt hằng ngày
Tránh các chất tẩy rửa dầu và trang điểm nhờn
Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ các tế bào chết trên da.
Bôi mỡ salicylic hoặc gel metronidazole. Tuân thủ điều trị theo phát đồ của bác sĩ chuyên môn.
Liên hệ khám bệnh Demodex gây viêm da mặt tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng số 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
Hà Mạnh Dũng
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết
Khi muỗi đốt người, ấu trùng vào máu ngọại biên rồi đến hệ bạch huyết và phát triển thành giun chỉ trưởng thành. Thời gian phát triển trong muỗi kéo dài...
Xem: 72026Cập nhật: 25.09.2019
Một Số Nguyên Nhân Ngứa Da Không Nên Xem Thường
Da nổi mẩn ngứa, mụn nước, các vết bầm tím,… triệu chứng giống hệt các bệnh da liễu, nhưng khi đi khám nhiều người đã rất bất ngờ,...
Xem: 77918Cập nhật: 26.08.2019
4 Biểu Hiện Của Bệnh Sán Chó Tuyệt Đối Không Nên Xem Thường
4 Biểu Hiện Của Bệnh Sán Chó Tuyệt Đối Không Nên Xem Thường. Là thể bệnh thường gặp nhất, thể này chủ yếu là gây ngứa rất khó chịu, ở người lớn thường...
Xem: 28988Cập nhật: 26.02.2023