1. Viêm tụy cấp
Tuyến tụy nằm trong ổ bụng, có vai trò khá quan trọng về ngoại tiết. Tụy tiết ra một số men để giúp cơ thể tiêu hóa các chất đường, đạm và mỡ từ thức ăn hàng ngày, ngoài ra nó còn tiết ra hormone glucagon, insulin có vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa, đường huyết trong cơ thể con người.
Viêm tụy cấp ngày càng trở nên phổ biến, chiếm 25-75 trường hợp/100.000 dân/năm, trong đó có 10-30% có thể tiến triển thành ca nặng.
Viêm tụy cấp có 3 thể bệnh chính là:
+ Viêm tụy cấp thể xuất huyết;
+ Viêm tụy cấp thể phù nề;
+ Viêm tụy cấp thể xuất huyết hoại tử (Trường hợp này nguy cơ bị tử vong là 80-90%).
2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp
Uống nhiều rượu, bia: Đây là nguyên nhân điển hình hay gặp nhất của bệnh. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như : chấn thương làm dập vùng tụy.
Rối loạn chuyển hóa: Tăng canxi máu, tăng triglycerid má...Do sỏi ở ống mật chủ, u tụy các thể (nang, u ác tính), do giun chui ống mật hoặc dị vật làm tắc nghẽn...
Viêm tụy cấp sau can thiệp nội soi mật - tụy ngược dòng; do sau quá trình phẫu thuật vùng quanh tụy…Do virus, nhiễm vi khuẩn, độc chất hoặc các thuốc như tetracyclin, ethylalcol, azathioprin, mercaptopurin, thuốc trừ sâu...Tuy nhiên có đến 10 - 15% các trường hợp viêm tụy cấp không xác định được nguyên nhân. Tuyến tụy nằm trong ổ bụng, có vai trò khá quan trọng về ngoại tiết.
Những yếu tố này có thể làm cho viêm tụy nặng hơn : người già trên 70 tuổi, người béo phì (BMI >30) ,người hút thuốc lá ,nghiện rượu bia và có tiền sử gia đình có người bị viêm tụy.
3. Biểu hiện của viêm tụy cấp
- Đau bụng: Đây là biểu hiện điển hình của bệnh, đau vùng thượng vị là hay gặp nhất, hay đau nhiều và đột ngột sau khi ăn liên hoan hoặc các bữa ăn nhiều chất. Đau thường âm ỉ kéo dài, lan sang 2 bên hạ sườn, ra sau lưng.
- Buồn nôn và nôn: Sau khi đau sẽ nôn, tuy nhiên nôn xong vẫn bị đau khác với các bệnh tiêu hóa khác. Nôn ra dịch mật, dịch dạ dày, trường hợp nặng có thể có máu loãng trong dịch.
- Chướng bụng và khó tiêu: Hay gặp khi viêm tụy cấp hoại tử nặng, nhiều trường hợp có thể bị đi ngoài lỏng nhiều lần trong ngày.
- Bác sĩ khám lâm sàng gõ bụng thấy chướng nhẹ, không có hoặc rất ít có co cứng thành bụng, nhu động ruột giảm nghiêm trọng hoặc mất do bị liệt ruột, gõ đục vùng thấp thấy có dịch tự do trong ổ bụng,…
- Trong một số trường hợp bệnh nhân còn có thể bị nhịp tim nhanh, sốt, rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu hoặc vô niệu…
4. Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp
Các bác sĩ chỉ định đo nồng độ enzyme tiêu hóa (amylase và lipase) trong máu bệnh nhân, nếu nồng độ cao thì bệnh nhân bị viêm tụy cấp. Ngoài ra, cần chỉ định thêm các xét nghiệm: nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để quan sát hình ảnh của các ống dẫn mật, ống tụy. Kiểm tra chức năng tuyến tụy ,siêu âm, chụp CT và MRI để có thể quan sát chính xác các vấn đề trong ổ bụng. Nghiệm pháp dung nạp glucose để đo mức độ dịch tuyến tụy gây tổn thương . Sinh thiết tuyến tụy để xét nghiệm.
Trong khi điều trị, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm máu, nước tiểu và phân…Đau bụng là biểu hiện hay gặp nhất của viêm tụy cấp.
5. Điều trị viêm tụy cấp
- Điều trị nội khoa:
Bệnh nhân được điều trị bằng truyền dịch đường tĩnh mạch và thuốc giảm đau, giảm tiết, kháng sinh khi có bội nhiễm… Một số trường hợp nặng, bệnh nhân phải nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt để được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực.
- Can thiệp nếu có sỏi:
Lấy sỏi qua nội soi mật tuỵ ngược dòng, dẫn lưu các ổ dịch nhiễm trùng…
- Phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nếu có sỏi túi mật, hoặc phẫu thuật ống mật. Trong một số trường hợp viêm tụy nặng, bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ các mô tụy chết hoặc bị tổn thương để phòng nhiễm trùng; cầm máu khi chảy máu, dẫn lưu các ổ dịch, ổ áp-xe, dẫn lưu nang giả tuỵ.
6. Cách phòng ngừa viêm tụy
Uống đủ nước tốt cho sức khỏe.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, cân bằng: Tập thể dục để khoẻ mạnh, chống béo phì và bỏ bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích để làm giảm nguy cơ mắc viêm tụy cấp.
- Người bệnh tăng triglyceride cần điều trị giảm mỡ máu và kiểm soát chế độ ăn giảm mỡ.
- Phòng sỏi mật:
-
Bổ sung rau củ quả hàng ngày;
-
Uống nhiều nước;
-
Ăn bánh mì nguyên hạt, yến mạch và gạo nâu, giảm chất béo… để đề phòng sỏi mật.
- Phát hiện và điều trị sỏi mật, cắt túi mật sớm: Lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi hoặc phẫu thuật, tẩy giun định kì hàng năm.
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 359Cập nhật: 20.11.2024
Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương yếu đi, dễ bị gãy.
Xem: 794Cập nhật: 14.11.2024
Ngứa Hậu Môn
Ngứa hậu môn (nơi cuối đường tiêu hóa, nơi phân rời khỏi cơ thể) và vùng da xung quanh hậu môn (da quanh hậu môn) được gọi là ngứa hậu môn.
Xem: 1330Cập nhật: 12.11.2024
Phòng Ngừa Ung Thư
Có nhiều loại ung thư khác nhau, với các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau . Các bác sĩ ước tính rằng khoảng 40% các loại ung thư có thể phòng ngừa đư...
Xem: 1523Cập nhật: 06.11.2024