Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do nuốt phải trứng của sán chó có trong thực phẩm và vật dụng đồ chơi. Trẻ em là đối tượng nhiễm nguy cơ cao, dễ bị nhiễm sán chó là do thường chơi những trò chơi tiếp xúc với đất, hay ngậm, mút tay hoặc bồng bế chó, mèo.
Chúng ta còn có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải các loại thịt bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín, các loại trái cây và rau xanh bị nhiễm giun sán mà không được rửa sạch hay là do sử dụng nguồn nước bị nhiễm giun sán. Ngoài ra, sán chó còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ở trên da.
Chu trình lây nhiễm bệnh sán chó
Bệnh sán chó không lây từ người sang người, không lây từ mẹ sang con khi đang mang thai. Tuy nhiên, cả gia đình có thể cùng nhiễm do môi trường sống bị ô nhiễm hoặc do ăn chung bữa ăn có nhiễm ấu trùng sán chó.
Trứng sán chó di chuyển vào trong ruột người sẽ nở thành các ấu trùng xâm nhập vào thành ruột sau đó được chuyên chở theo đường máu đến các cơ quan của người như gan, não bộ, phổi, mắt,... Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, trở thành những vật lạ và gây bệnh cho người.
Bàn tay bị tổn thương do bệnh sán chó
Thường gặp nhiều nhất là các triệu chứng ở da như: ngứa da, nổi mề đay, nổi mụn nước ở da, sung phù một vùng da,… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Phần lớn các trường hợp điều trị bệnh da liễu một thời gian mà không khỏi nên nghĩ đến sán chó. Khi ấu trùng di chuyển đến mắt, bệnh nhân chủ yếu cảm thấy khó chịu và mờ mắt nên khó phát hiện sớm. Khi thăm khám thì thường thấy viêm màng bồ đào hay viêm kết mạc sung huyết đỏ thường kèm theo ngứa, có khi thấy cả hình ảnh giun sán bên trong.
Hình ảnh tổn thương da ở bệnh nhân xét nghiệm máu nhiễm sán chó Toxocara
Có trường hợp ấu trùng sán chó di chuyển đến não sau đó làm tổ tại đây, gây nên nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, sán chó còn gây ra các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn, tràn dịch màng phổi và ho kéo dài.
Biến chứng do bệnh sán chó gây ra ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Có hai nguy cơ tiềm ẩn gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn là ấu trùng di chuyển nội tạng và ấu trùng di chuyển đến mắt
Trong thể ấu trùng di chuyển nội tạng ấu trùng sán chó ngoài gây tổn thương nhu mô gan chúng còn gây tổn thương thần kinh khi ấu trùng di chuyển đến não dẫn đến trẻ có thể bị động kinh, rối loạn hành vi.
Hình ảnh ấu trùng sán chó trong não
Kèm theo trẻ có thể bị bầm da, nổi mẩn ngứa ở da, sán chó di chuyển đến thận gây hội chứng thận hư, viêm cầu thận,…
Ở người lớn sán chó thường gây nguy hiểm đối với thần kinh và cơ, gây đau đầu, nhức cơ, ngứa da, toàn thân mệt mỏi, ít khi gây tổn thương mắt
Thể thần kinh - cơ, cứ 3 người thì có 1 người xét nghiệm bạch cầu ái toan tăng, kèm với huyết thanh chẩn đoán Toxocara dương tính. Thể thần kinh cơ là dấu hiệu triệu chứng nguy hiểm nhất vì có thể khiến người nhiễm bệnh tử vong.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ
Ung thư là sự phát triển bất thường của các tế bào (thường bắt nguồn từ một tế bào bất thường duy nhất). Các tế bào đã mất cơ chế kiểm soát bình thường...
Xem: 22932Cập nhật: 11.05.2023
KHI NÀO CẦN XÉT NGHIỆM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Xét nghiệm HbA1c có thể sai lệch do nhiều yếu tố như bệnh gan, bệnh thận, hay mức vitamin C, E, cholesterol… trong máu người bệnh quá cao.
Xem: 20197Cập nhật: 08.05.2023
NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT
Viêm màng não do amip nguyên phát là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, thường gây tử vong ở hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do Naegleria fowleri , một loại...
Xem: 23361Cập nhật: 08.05.2023
BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI
Vào buổi tối, nên hạn chế các thiết bị điện tử, bỏ qua bữa ăn nhẹ, dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe đường ruột, uống nước giúp đường ruột khỏe...
Xem: 24743Cập nhật: 04.05.2023