Những dấu hiệu bị ngứa da do dị ứng
Chào bác sĩ, tôi sinh em bé được gần 1 tháng thì bị ngứa da nổi mề đay. Lúc đầu thì tôi hay bôi dầu nóng hoặc rượu thì lặn. Nhưng thấy lâu không hết tôi đã đi da liễu khám thì bác sĩ chẩn đoán bị dị ứng mề đay và cho thuốc về uống hẹn 1 tháng sau tái khám. Sau 1 tháng uống thuốc thì bớt ngứa nhưng hết thuốc lại bị ngứa lại. Uống thuốc liên tục như vậy làm tôi thấy rất buồn ngủ và nhiều lúc hoa mắt chóng mặt cứ uống vào là ngủ. Nên khi nào ngứa quá chịu không được nữa thì tôi mới uống. Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ.
Xin trả lời bạn như sau:
Ngứa da có nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như bị dị ứng do thức ăn, mạt bụi nhà, nấm da, thiếu kẽm sau sinh em bé, nhiễm ký sinh trùng giun sán ở trong máu, nhiễm ký sinh trùng dưới da,…
Ngứa da do bị dị ứng thức ăn nên làm xét nghiệm
Một số thực phẩm chứa nhiều chất đạm có thể gây ra dị ứng sau khi ăn với biểu hiện như nổi mề đay, dị ứng ngay sau ăn hoặc một hai ngày sau như ăn thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá ngừ, cá mòi,… Hiện nay xét nghiệm máu có thể phát hiện được cụ thể loại thức ăn mà bạn bị dị ứng đó là xét nghiệm panel 1 việt, xét nghiệm này cũng cho bạn biết được có dị ứng với mạt bụi nhà, phấn hoa, bụi cỏ, lông vũ,…
Ngứa da dị ứng do nhiễm ký sinh trùng trong máu nên làm xét nghiệm
Trường hợp ngứa da dị ứng, nổi mẩn ngứa lâu ngày và khám điều trị da liễu không hết, uống thuốc ngứa thì lại bớt nhưng hết thuốc thì bị ngứa lại. Nên khám và làm xét nghiệm ký sinh trùng để phát hiện và điều trị giun sán. Phương pháp xét nghiệm chủ yếu hiện nay là làm xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa.
Tại sao nhiễm ký sinh trùng trong máu lại bị ngứa da
Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa, da hoặc niêm mạc, ấu trùng sẽ di chuyển vào bên trong cơ thể, một số loài sẽ chui qua thành ruột để đi vào máu rồi chu du khắp cơ thể gây bệnh ở các cơ quan bộ mà chúng di chuyển tới như giun đũa chó Toxocara (sán chó).
Hiện nay tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun lươn Strongyloides, sán lá gan lớn Fasciola và ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii là rất cao. Vì vậy bạn nên tới phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để được khám và xét nghiệm một số loại giun sán thường gặp.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Tag: điều trị bệnh sán chó, bệnh sán chó có mang thai được không, trị sán chó
Sơ Cứu Khi Bị Nghẹn Gây Nghẹt Thở
Các thao tác để giảm nghẹn thường cứu sống được người bệnh. Người lớn thường bị nghẹn một miếng thức ăn, chẳng hạn như một miếng thịt lớn. Trẻ...
Xem: 436Cập nhật: 22.11.2024
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 486Cập nhật: 20.11.2024
Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương yếu đi, dễ bị gãy.
Xem: 843Cập nhật: 14.11.2024
Ngứa Hậu Môn
Ngứa hậu môn (nơi cuối đường tiêu hóa, nơi phân rời khỏi cơ thể) và vùng da xung quanh hậu môn (da quanh hậu môn) được gọi là ngứa hậu môn.
Xem: 1411Cập nhật: 12.11.2024