TẠI SAO NHIỄM SÁN CHÓ LẠI GÂY NỔI MỀ ĐAY VÀ CÓ CÁCH NÀO CHỮA TRỊ DỨT ĐIỂM?
.
Sán chó hay còn gọi là giun đũa chó mèo hiện nay đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới bởi tác hại của chúng đối với con người là không hề nhỏ. Ấu trùng sán chó Toxocara có kích thước rất nhỏ dễ dàng đi vào máu và phóng thích độc tố gây nổi mề đay, mẩn ngứa kéo dài dai dẳng.
Hình ảnh nổi mề đay ở bệnh nhân xét nghiệm dương tính với sán chó nguồn benhgiunsan.com
Nổi mề đay do sán chó
Nổi mề đay do sán chó là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây bệnh là ấu trùng sán chó bên trong cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, nóng rát và ngứa kéo dài, gây ra nhiều phiền toái khó chịu.
Hiện nay tình trạng nhiễm ấu trùng sán chó trong máu gây ngứa da nổi mề đay là khá phổ biến, Tuy nhiên, do chủ quan nên ít được mọi người quan tâm để ý đến. Cũng giống như những bệnh da liễu khác thì mề đay do sán chó rất phiền toái và thường gây mất ngủ nếu không được chữa trị kịp thời thì ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và chất lượng sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mề đay do sán chó là gì và qua đó biết được cách chữa trị sao cho thích hợp.
Quá trình ấu trùng sán chó di chuyển trong cơ thể người bệnh
Tôi có thể tự nhận biết bệnh nổi mề đay do sán chó không?
Nổi mề đay, mẩn ngứa da, dị ứng, phong ngứa là chuỗi các phản ứng viêm trên bề mặt da, do sự tác động của chất hóa học trung gian là histamine của cơ thể sinh ra để chống lại độc tố của sán chó trong máu. Biểu hiện đặc trưng với các vết mẩn màu hồng lợt có kích thước to nhỏ khác nhau, đôi khi nổi gồ trên bề mặt da, sờ tay vào có cảm giác nóng trong lòng bàn tay, các đám sẩn phù có thể liên kết thành mảng, gây ngứa, khó chịu.
Các triệu chứng vừa nêu giống như bệnh da liễu. Do đó, bạn và ngay các bác sĩ không có kinh nghiệm cũng khó có thể nhận biết được đâu là dấu hiệu triệu chứng nổi mề đay do sán chó
Quá trình di chuyển trong cơ thể ấu trùng có thể gây tắc mạch máu
Các vị trí và hình thái nổi mề đay do sán chó
Xuất hiện những nốt sẩn phù và mẩn đỏ trên da: Các vùng da trên cơ thể người bệnh có thể xuất hiện rải rác hoạc tập trung thành những nốt mẩn đỏ và sẩn phù. Các nốt đỏ có thể có kích thước khác nhau, mầu sắc khác nhau tạo thành từng mảng, ban đầu chỉ ở một vùng nhỏ nhưng sau đó sẽ lan ra khắp người.
Ngứa ngáy, khó chịu: Đây chính là cảm giác điển hình của bệnh nổi mề đay do sán chó. Người bệnh luôn có cảm giác ngứa mà càng gãi càng ngứa, đặc biệt là vào chiều tối và ban đêm.
Bên cạnh những dấu hiệu triệu chứng kể trên, nhiễm sán chó có thể gây sưng môi, phù mí mắt, mờ mát, cộm mắt, mệt mỏi, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi cầu phân nát.
Tác hại của sán chó đối với con người
Ngứa da là triệu chứng phiền toái thường gặp khi nhiễm bệnh sán chó Toxocara.
Người bệnh thường thấy ngứa ngáy khủng khiếp và thường xuyên gãi để giảm bớt cảm giác khó chịu đó. Tuy nhiên, càng gãi thì càng ngứa nhiều và làm tổn thương vùng da khi gãi, dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng và để lại thâm sẹo lâu ngày khó hồi phục
Ấu trùng sán chó trú ngụ và gây tổn thương nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể
Ở mức độ nguy hiểm hơn, khi bệnh nổi mề đay diễn tiến nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng chàm mạn tính, sưng mạch khí quản, nghẹt thở, khó thở do sưng mạch họng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu mề đay phát triển trong đường tiêu hóa sẽ dẫn đến những cơn đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Tuy nhiên tổn thương nội tạng mới là đáng lo ngại, nhiễm sán chó có thể gây u gan, áp xe gan, tổn thương tim, phổi, thận, mắt và não,…các tổn thương thực thể tại phủ tạng có thể quan sát được qua siêu âm, với những khối u, ổ viêm, hốc mủ tại vị trí phủ tạng mà chúng di chuyển đến, đặc biệt là tại gan.
Ấu trùng sán chó di chuyển đến não là thể bệnh nguy hiểm nhất vì có thể gây tổn thương thần kinh trung ương với các triệu chứng như: đau đầu, mất ngủ, tê tay, giảm cảm giác vận động. Đặc biệt, trường hợp bệnh mề đay ở não cực kỳ nguy hiểm bởi có thể gây phù nề não cấp tính.
Các hình thái và vị trí nổi mề đay do sán chó Toxocara
Tại sao nhiễm sán chó lại gây nổi mề đay?
Nổi mề đay, mẩn ngứa kéo dài, chữa trị da liễu không hiệu quả là triệu chứng phiền toái thường gặp khi nhiễm bệnh sán chó Toxocara. Nguyên nhân nổi gây nổi mề đay là do độc tố cuả ấu trùng Toxocara phóng thích trong máu khiến cơ thể phản ứng lại và gây nên tình trạng mẩn ngứa kéo dài.
Chữa trị sán chó bằng cách nào để nổi mề đay không xuất hiện trở lại?
Triệu chứng ngứa có thể bớt hoặc được cải thiện sau khi sử dụng thuốc dị ứng, tuy nhiên sau đó ngứa lại xuất hiện trở lại. Do đó, sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng chữa trị bệnh sán chó là việc làm cần thiết để đẩy lùi tình trạng mẩn ngứa kéo dài do ký sinh trùng.
Các trường hợp bị nổi mề đay do sán chó gây ra thường được cải thiện sau một tuần. Những người có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, phô mai, socola, sữa,... cũng giảm đáng kể hoặc không còn nổi mề đay sau khi trị bệnh sán chó. Điều trị nổi mề đay do sán chó cần lưu ý những nội dung sau: sau khi kê toa bác sĩ cần có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh, mỗi người bệnh nên có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi,...trong thời gian bệnh nhân chữa trị tại nhà, nên có số điện thoại của bác sĩ ghi trong tao để tiện lien hệ khi cần thiết.
Không nên kê toa chũa trị bệnh sán chó Toxocara từ một đến hai loại thuốc vì phần lớn nhiễm sán chó ấu trùng sẽ vào máu, nếu chúng gây tổn thương nội tạng sẽ không đủ liệu trình để trị bệnh nổi mề đay do sán chó.
Nhiễm sán chó tổn thương da thể nặng
Toa thuốc chữa bệnh sán cần ghi rõ ràng, hướng dẫn, giải thích rõ giúp cho người bệnh hiểu được: thuốc nào cần uống trước khi ăn, thuốc nào cần uống sau khi ăn. Tác dụng của thuốc A là gì, thuốc B là gì? Cần kiêng cữ những gì? Thời gian chữa trị bao lâu? Tái khám sau bao lâu? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì? Tình trạng hiện tại bệnh tiến triển như thế nào? Giúp người bệnh yên tâm và chủ động thời gian tái khám.
Đối với người bệnh: tuân thủ liệu trình trị bệnh, uống thuốc đúng thời gian và liều lượng ghi trong toa. Không quên thuốc, không uống rượu bia, thuốc lá, trong khi sử dụng thuốc trị bệnh sán chó. Tái khám đúng hẹn ghi trong toa.
Bác sĩ: Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó chỉ cần uống thuốc, không cần chích thuốc, không cần phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ phối hợp các thuốc, tăng tác dụng hiệp đồng...
Xem: 322867Cập nhật: 21.10.2019
Bệnh Sán Dây | Ấu Trùng Sán Lợn Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gạo heo, ấu trùng sán gạo heo thường lành tính. Tuy nhiên, người nhiễm sán sẽ gặp nguy hiểm nếu ấu trùng sán dây lợn tấn công vào não và mắt...
Xem: 64795Cập nhật: 27.09.2019
Bệnh Sán Chó Là Gì | Khi Nào Nên Xét Nghiệm Sán Chó
Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết...
Xem: 63177Cập nhật: 26.09.2019
Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó
Bệnh giun đũa chó nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đủ trang thiết bị, có bác sĩ chuyên khoa cũng như có thuốc chuyên khoa đầy đủ,...
Xem: 141238Cập nhật: 26.09.2019