Sán Chó Cướp Đi Sinh Mạng Tràng Trai 19 Tuổi
Bệnh sán chó hiện nay có tỷ lệ dương tính rất cao. Có những địa phương cứ 10 người xét nghiệm thì 3 người nhiễm bệnh. Ấu trùng sán chó có thể vào máu và tới não gây nguy hiểm đến tính mạng. Nên xét nghiệm máu định kỳ 1 năm một lần cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.
Một thanh niên 19 tuổi trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, trừ cảm giác nhức đầu thường xuyên, ngứa da kèm theo nổi mề đay. Đã khám ở nhiều nơi, các bác sĩ chẩn đoán là thiếu máu não cộng thêm căng thẳng trong công việc nên dẫn đến đau đầu, chỉ định uống thuốc, nghỉ ngơi nhiều, tránh stress. Sau đó triệu chứng đau đầu không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn.
Cách đây vài tháng, Tâm đến một bệnh viện lớn trong tỉnh làm xét nghiệm. Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy một số vùng não bị tổn thương. Xét nghiệm ký sinh trùng ghi nhận bệnh nhân dương tính với sán chó Toxocara. Sán đã xâm nhập lên não và gây tổn thương diện rộng. Bác sĩ cho dùng thuốc tẩy giun liều cao, nhưng do tổn thương não quá nặng, chàng trai không thể qua khỏi.
Dấu hiệu mẩn ngứa da do nhiễm ấu trùng sán chó
Theo bác sĩ thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa, ngày càng nhiều trường hợp được phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara tại Việt Nam. Trong đó, nhiều bệnh nhân tử vong do Toxocara xâm nhập vào não gây tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh lá chó là ngứa da và mệt mỏi
Những trường hợp nhiễm sán chó thường có triệu chứng ngứa da, nổi mề đay, có thể kèm theo sốt nhẹ. Ấu trùng sán chó có kích thước nhỏ, và chúng có thể xuyên qua thành ruột để đi vào máu, theo dòng máu, chúng có thể di chuyển đến tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Một số vị trí trong não mà ấu trùng sán chó có thể xâm nhập
Tùy vào vị trí trú ngụ và số lượng sán hiện diện có thể gây ra triệu chứng tại cơ quan mà chúng ký sinh như tại mắt, tại gan, tim, thận, não,…Giai đoạn ấu trùng di chuyển qua phổi gây triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn và có thể gây viêm cơ tim, viêm thận, tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến co giật, triệu chứng tâm thần kinh và bệnh lý ở não.
Xuất phát điểm của ấu trùng sán chó là từ phân chó và mèo
Giun đũa chó mèo trưởng thành ký sinh trong ruột chó, mèo và phát tán ra môi trường chủ yếu thông qua phân của các loài động vật này. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em là đối tượng dễ nhiễm loài sán chó Toxocara nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát vốn là nơi phóng uế của chó mèo.
Ấu trùng sán chó Toxocara cũng có thể nhiễm bệnh cho gia súc, gia cầm. Người khi ăn các loại thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt gà nhiễm ấu trùng mà không nấu nướng kỹ có thể lây nhiễm cho người qua ăn tái sống thực phẩm này.
Quá trình lây nhiễm bệnh sán chó cho người
Điều trị bệnh sán chó nên tham khảo các bác sĩ chuyên khoa
Khi nhiễm bệnh sán chó không phải ai cũng xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng nếu trên. Có trường hợp cho tới khi ấu trùng lên não làm tổ, tạo ổ viêm trong não lâu ngày mới phát hiện đau nhức đầu thoáng qua, dễ chẩn đoán nhầm với rối loạn tiền đình. Mặt khác, nhiều trường hợp bị nhiễm sán chó và ngứa da nhưng không biết và trị da liễu nhiều lần không khỏi.
Do đó, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh sán chó hoặc cần xét nghiệm kiểm tra định kỳ bệnh sán chó thì nên làm 1 năm một lần tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng. Tại đây sẽ có đủ phương tiện xét nghiệm cũng như thuốc chuyên khoa để phục vụ người bệnh.
Sán Toxocara không lây từ người sang người. Việc phòng bệnh chủ yếu là:
- Hạn chế tiếp xúc, chơi đùa với chó, mèo.
- Ăn chín, uống sôi. Rửa rau dưới vòi nước sạch
- Rửa tay với xà bông sau khi chơi đùa với chó, mèo, nghịch đất cát và trước khi ăn uống.
- Không để trẻ chơi đùa ở nơi dính phân chó, mèo. Tốt nhất khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh hít phải trứng sán.
- Định kỳ tẩy giun sán cho chó, mèo sáu tháng một lần. Dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm. Không để chúng phóng uế bừa bãi ra môi trường. Phân chó, mèo phải được chôn lấp hoặc cho vào túi bọc kín rồi bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.
Theo Vnexpress
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Hôi Miệng, Cách Loại Bỏ Mùi Hôi Miệng
Chứng hôi miệng nghe có vẻ là một điều khá đáng sợ khi được chẩn đoán. Trên thực tế, chứng hôi miệng chỉ là thuật ngữ y khoa để chỉ hơi thở có mùi...
Xem: 1936Cập nhật: 19.08.2024
Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Đột Quỵ
Tình trạng đột quỵ thoáng qua (TIA), tình trạng choáng váng hoặc lú lẫn có thể báo hiệu cơn đột quỵ trước một tháng.
Xem: 3172Cập nhật: 30.07.2024
Người Đàn Ông Não Chi Chít Sán Chỉ Vì Một Món Ăn
Có lẽ bắt đầu từ 5 đến 6 năm trước, bố tôi thường xuyên bị chóng mặt nhẹ và ngất xỉu vài lần trong vài năm qua
Xem: 5422Cập nhật: 06.07.2024
Chân Nổi Nhiều Mụn Ngứa, Chữa Da Liễu Không Khỏi, Xin Bác Sĩ Tư Vấn!
Em chào Bác sĩ, em ở Hà Tĩnh là mẹ của bé 5 tuổi, cháu bị ngứa da, nổi mụn ngứa ở hai bên cẳng chân kéo dài khoảng ba năm nay chữa da liễu không khỏi.
Xem: 8659Cập nhật: 12.06.2024