443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - TẠI SAO GIƠI TRẺ BỊ ĐỘT QUỴ NHIỀU ?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm và đặc trưng nhất của bệnh lý đột quỵ là cơn thiếu máu não thoáng qua. Tình trạng này xảy ra do sự ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não trong thời gian ngắn. Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua xảy ra nhanh chóng, chỉ một vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân bất ngờ đau đầu, chóng mặt, tay chân tê bì, yếu nửa người, khó nói, khó đi lại, mặt rủ xuống một bên, miệng lệch... Sau đó, cơ thể tự hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường nên người bệnh nhầm lẫn với trúng gió hoặc hạ canxi.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Trung Thành, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết khoảng 7% bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng một tuần, trên 14% bệnh nhân khác bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau đó.

Bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi, trong đó, dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những túi phình với thành mạch máu mỏng, là nguyên nhân có thể gây xuất huyết não. Ở một số trường hợp, mạch máu bị bóc tách gây hẹp, tắc mạch - nhồi máu não.

Theo bác sĩ, hiện chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả để dự phòng dị dạng mạch não. Những bất thường này có thể phát hiện sớm qua chụp cắt lớp vi tính tương phản, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khám cho một bệnh nhân đột quỵ, Ảnh: Đỗ Hằng.PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG BÁC SĨ ÁNH
 

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khám cho một bệnh nhân đột quỵ, Ảnh: Đỗ Hằng.

Nguyên nhân thứ hai là hút thuốc lá. Khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi hút thuốc lá. Bác sĩ Cường nhấn mạnh thuốc lá có chứa khoảng 7.000 chất độc hóa học như carbon monoxide, formaldehyde, arsenic và cyanide. Những chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.

Ngoài ra, khoảng 60% bệnh nhân nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu, nam giới hay gặp hơn nữ. Người trẻ tuổi với thói quen ăn uống có hại sức khỏe như ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, ngày càng đối diện với các bệnh lý mạch máu sớm hơn.

Béo phì và lười vận động cũng gây đột quỵ ở người trẻ. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khoảng 10% bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30).

30% bệnh nhân đột quỵ trẻ mắc bệnh tiểu đường, khoảng 10% bị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, bệnh tiểu đường ở người trẻ, thậm chí với trẻ em đang tăng nhanh. Nhiều ca được ghi nhận ở trẻ nhỏ từ 9 đến 13 tuổi, thanh niên từ 20 đến dưới 30 tuổi.

Uống rượu bia, đặc biệt là rượu nặng, có liên quan đến bệnh lý chảy máu não ở bệnh nhân trẻ tuổi. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.

Theo bác sĩ Cường, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian đột quỵ kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết người sống sót sau cơn đột quỵ đều sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như tê liệt, cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm... Theo thống kê của Mỹ, cứ 10 người đột quỵ thì 7 người không thể quay trở lại công việc trước đây.

Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019, số lượng đột quỵ ở người trẻ tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ tuổi từ 18 đến 50.

Bác sĩ cho biết đột quỵ ở người trẻ tuổi có thể được đẩy lùi nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh như tích cực vận động thể dục thể thao, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, nói "không" với thuốc lá, hạn chế bia rượu... Người trẻ không nên chủ quan cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà bỏ qua việc thăm khám sớm khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ như yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó...

Theo vnexpress

Bệnh Sởi, Triệu Chứng Bệnh Sởi, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sởi

Bệnh Sởi, Triệu Chứng Bệnh Sởi, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sởi

Trẻ bị nhiễm bệnh đầu tiên sẽ bị sốt, sổ mũi, ho khan và mắt đỏ. Đôi khi mắt nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Trước khi phát ban bắt đầu, các đốm nhỏ,...

Xem: 271Cập nhật: 14.04.2025

Xét Nghiệm Có Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Xét Nghiệm Có Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Tăng bạch cầu ái toan được định nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên > 500/mcL (> 0,5 × 109/L). Rất nhiều nguyên nhân và rối loạn liên quan...

Xem: 1008Cập nhật: 05.04.2025

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn gọi là xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát,...

Xem: 1211Cập nhật: 31.03.2025

Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh lý ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây...

Xem: 3815Cập nhật: 28.03.2025

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

TẠI SAO GIƠI TRẺ BỊ ĐỘT QUỴ NHIỀU ?

Nguyên nhân dột quỵ người trẻ tuổi

Các nguy cơ gây đột quỵ ở giới trẻ