443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - KHÁM TỔNG QUÁT - Tại Sao Nhiễm Sán Lá Ruột Lại Gây Suy Nhược Cơ Thể

TẠI SAO NHIỄM SÁN LÁ RUỘT LẠI GÂY SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Fasciolopsis buski

 

Fasciolopsis buski được mô tả đầu tiên bởi Busk vào năm 1843. Được gọi là sán lá ruột lớn hay sán lá ruột khổng lồ vì kích thước của Fasciolopsis buski rất to và là loại sán lá lớn nhất ký sinh ở người.

1. HÌNH THỂ SÁN LÁ RUỘT

Sán lá trưởng thành

Thân màu nâu hay xám, có hình chiếc lá và dạng hơi cùn ở phía miệng, không có thể hình nón. Hai nhánh ruột đơn, không phân nhánh nhỏ. Tinh hoàn phân nhánh nhiều, chiếm gần hết phần giữa và phần sau của thân. Kích thước dài 30-75mm, ngang 10-20mm.

Hình ảnh sán lá ruột lớn

Trứng sán lá ruột 

Trứng hình bầu dục, vò trong suốt, có nắp, kích thước khoảng 80 x 150 µm, rất giống trứng của sán lá gan lớn Fasciola spp. nhưng hơi phình ở giữa và noãn hoàng trong trứng chiết quang nhiều hơn.

Hình ảnh trứng sán lá ruột

2. QUÁ TRÌNH NHIỄM BỆNH SÁN LÁ RUỘT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của heo hay người. Sán đẻ khoảng 13.000 – 26.000 trứng mỗi ngày trong ruột và được thải theo phần ra bên ngoài. Ở ngọại, sán non cảnh nếu gặp môi trường nước, trứng sẽ tiếp tục phát triển và nở ra ấu trùng lông (Miracidium) bơi lội trong nước. Ấu trùng lông sẽ xâm nhập vào ốc tiếp tục phát triển các giai đoạn bào tử nang (Sporocyt), ấu trùng đuôi (Cercaria). Ấu trùng đuôi sẽ thoát ra khỏi ốc và bơi lội trong nước sau đó sẽ hóa thành nang ấu trùng (Metacercaria) trên bề mặt của các loại cây sống dưới nước. Heo hoặc người ăn các loại cây sống dưới nước có nang ấu trùng còn sống, khi đến ruột non, sán non sẽ thoát ra khỏi nang và dần biến thành sán lá trưởng thành trong 90 ngày. Sán lá trưởng thành có thể sống đến 1 năm.

Quá trình nhiễm bệnh sán lá ruột

3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SÁN LÁ RUỘT

Bệnh do Fasciolopsis buski được phát hiện trên người và heo tại nhiều nước của châu Á (WHO 1995b) như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái Lan, Maylaysia, Ấn Độ. Tại Việt Nam, cho đến năm 2005 các công trình nghiên cứu cho thấy F.buski đã có mặt tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đắc Lăk, Cần Thơ và An Giang và báo cáo được tìm thấy ở heo là chính 33% - 80% và 0,16% - 3,82% ở người. Người hoặc heo bị nhiễm sán lá ruột lớn có thể do ăn sống các loại cây dưới nước có nang ấu trùng như các loại rau muống, rau nhút, rau ngườiỗ, rau cải xoong, ngó sen, sung, củ năng, củ ấu, các loại bèo.v.v.. hoặc do uống nước có nang ấu trùng. Ốc ký chủ trung gian là các giống Planorbis, Indoplanorbis, Segmentina, Hippeutis và Gyraulus thuộc họ Planorbidea.

4. LÂM SÀNG BỆNH SÁN LÁ RUỘT

Giai đoạn đầu nếu nhiễm ít, bệnh nhân không có triệu chứng gì, nếu nhiễm nhiều bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, suy nhược.

Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân đau vùng bụng dưới kèm theo tiêu chảy, phân lỏng, nhày, không có máu, màu vàng nhạt, hôi thối. Bạch cầu ái toan có thể tăng 20% - 25%. Niêm mạc ruột non có thể phù nề, viêm và có đốm xuất huyết ở chỗ sám bám. Nếu sán quá nhiều và không điều trị có thể gây tắc ruột. Tại Việt Nam đã có trường hợp một trẻ em ói ra 8 con sán trưởng thành. Độc tố của sán có thể gây chứng phù nề toàn thân, trướng bụng, tràn dịch nhiều nội tạng và người bệnh có thể chết trong tình trạng suy kiệt.

5. CHẨN ĐOÁN BỆNH SÁN LÁ RUỘT

Các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ chỉ giúp hướng đến bệnh do sán lá ruột lớn cho nên để chẩn đoán chính xác bệnh phải xét nghiệm phân tìm trứng hoặc tìm thấy sán trưởng thành trong phân hay trong dịch ói. Tuy nhiên, do hình dạng trứng của sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski và trứng của sán lá lớn Fasciola spp. rất giống nhau nên cẩn thận khi kết luận.

Khi gặp những triệu chứng bất thường nêu trên, anh chị vui lòng liên hệ phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga để được tư vấn lấy mẫu phân xét nghiệm và thăm khám chẩn đoán rồi điều trị, nâng cao sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống  

6. ĐIỀU TRỊ BỆNH SÁN LÁ RUỘT

Trẻ em trên 4 tuổi và người lớn uống liều duy nhất Praziquantel 25 mg/kg.

7. PHÒNG NGỪA SÁN LÁ RUỘT

Tương tự như phòng ngừa bệnh do sán lá khác cần phải giáo dục người dân không đi tiêu bừa bãi nhất là cư dân ở vùng có sông rạch, không sử dụng cầu tiêu trên sông hay cầu tiêu trên ao thoát nước ra sông rạch. Không ăn rau sống, không uống nước sông, suối chưa nấu sôi. Không nuôi heo thả rong, không xây dựng chuồng trại thải nước ra sông, rạch. Điều trị cho những người nhiễm sán, điều trị sán cho heo.

BS CK II. Trần Nam Hải

 

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI

CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318

Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật

Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa

Nổi Mề Đay

Nổi Mề Đay

Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...

Xem: 691Cập nhật: 12.12.2024

Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)

Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)

Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.

Xem: 1022Cập nhật: 07.12.2024

Bổ Sung Kẽm

Bổ Sung Kẽm

Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...

Xem: 1539Cập nhật: 04.12.2024

Bệnh Giun Lươn

Bệnh Giun Lươn

Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...

Xem: 1986Cập nhật: 28.11.2024

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Tại Sao Nhiễm Sán Lá Ruột Lại Gây Suy Nhược Cơ Thể

bệnh sán lá ruột

chẩn đoán điều trị sán lá ruột