NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỊ BỆNH SÁN CHÓ
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là yêu cầu của người bệnh nhận được thuốc phù hợp với triệu chứng lâm sàng, phù hợp với yêu cầu của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, ở một mức độ chi phí thấp nhất, hợ lý nhất đối với bản thân người bệnh và cộng đồng.
Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh. Giám đốc Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, Chuyên khoa nội Ký sinh trùng cho biết triệu chứng của sán chó phần lớn là diễn biến âm thầm, không có biểu hiện triệu chứng, một số trường hợp có ngứa da mề đay, nổi mụn nước trên da, cảm giác châm chích dưới, đau bụng âm ỉ, sưng môi, mờ mắt một bên, đau đầu,…Quá trình nhiễm bệnh, ấu trùng giun sán chó sẽ đi vào máu và gây ngứa bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Không phải ngứa da đầu là có nghĩa sán đã vào não, nên bạn hãy yên tâm khi chữa trị đúng liệu trình.
Thời gian thuốc trị giun sán chó phụ thuộc vào mức độ bệnh, số lượng ấu trùng và thời gian nhiễm. Phương pháp điều trị bệnh sán chó thường phối hợp thuốc sẽ nhanh hơn sử dụng thuốc đơn liều. Đòi hỏi bác sĩ cần phải có kinh nghiệm để sử dụng thuốc hợp lý, đúng liều và đủ liệu trình, mang lại hiệu quả điều trị cao, rút ngắn thời gian điều trị bệnh sán chó cho người bệnh.
Điều trị bệnh sán chó cần lưu ý những điều gì?
Đối với bác sĩ
Bác sĩ cần phải khai thác kỹ tiền sử của bệnh nhân, nắm rõ những chống chỉ định khi dùng một số loại thuốc chuyên khoa. Ở những bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn tính, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng phù hợp.
Bác sĩ nên đưa ra lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh, mỗi người bệnh nên có hồ sơ riêng để theo dõi,… Cho người bệnh tái khám khi nào? Khi tái khám thì nên cần xét nghiệm lại những gì? Mục đích của việc xét nghiệm đó để làm gì? Tình trạng hiện tại như thế nào? Cần chữa trị bao lâu nữa để giúp bệnh nhân yên tâm. Sau khi sử dụng thuốc trị sán chó cần có lịch tái cụ thể, giúp người bệnh chủ động thời gian.
Khi người bệnh tới tái khám, bác sĩ cần phải giải thích rõ lần xét nghiệm này mức độ kháng thể dương tính sán chó là bao nhiêu so với lần xét nghiệm trước? Cần chữa trị nữa hay không? Thời gian bao lâu? Giúp cho bệnh nhân yên tâm.
Đối với người bệnh
Sử dụng thuốc trị giun sán chó do bác sĩ kê toa, tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị,cần phải tái khám đúng hẹn liệu trình.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nhiễm Giun Kim
Bệnh Enterobosis là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun kim Enterobius vermicularis, thường xảy ra ở trẻ em, nhưng các thành viên trưởng thành trong gia đình và...
Xem: 14256Cập nhật: 26.02.2024
Người Phụ Nữ Vui Mừng Sau Khi Được Điều Trị Khỏi Ngứa Da, Mẩn Đỏ, Sưng Phù Mắt
THANH HÓA – chị Vũ Thị Phố 54 tuổi tại Thanh Hóa, trải qua 5 năm ngứa da, nổi mẩn đỏ khắp người, khi nặng là ngứa sưng cả mặt và vùng mắt, gãi đến mức...
Xem: 14356Cập nhật: 29.01.2024
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara? Bệnh giun đũa chó Toxocara mà bà con thường gọi là bệnh sán chó. Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis (giun đũa...
Xem: 19039Cập nhật: 26.01.2024
Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo
Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo. Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara do một loài giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó và mèo. Lây nhiễm...
Xem: 68592Cập nhật: 25.01.2024