Nếu bạn có thể ăn theo một trong hai chế độ sau có thể làm giảm căn bệnh trầm cảm đáng kể.
1. Chế độ ăn DASH
Bên cạnh chế độ Địa Trung Hải, các nhà khoa học chỉ ra mô hình ăn kiêng lành mạnh khác là DASH, phương pháp vốn dùng để ngăn chặn tăng huyết áp, song cũng có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm.
Chế độ ăn DASH hạn chế natri, tập trung vào các thực phẩm giàu kali, magiê và canxi. Thực đơn có nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt. Người ăn cần hạn chế đồ ngọt và đồ uống có đường.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn chứa nhiều đường, chất béo có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy ăn đồ ngọt có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất, tăng viêm, ảnh hưởng đến thần kinh. Đây là những yếu tố khởi đầu của bệnh trầm cảm.
Hấp thụ nhiều đường có thể gây ra các loại bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần, như viêm toàn thân, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, kháng insulin.
2. Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, carbohydrate tinh chế, ít rau và chất xơ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ngược lại, thực đơn Địa Trung Hải với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch và các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh này theo thời gian.
Theo nhiều phân tích chứng minh rằng thay đổi trong chế độ ăn uống có thể cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe tâm thần, đặc biệt là bệnh trầm cảm. Nghiên cứu xem xét gần 50.000 phụ nữ trung niên chỉ ra rằng thực hiện chế độ Địa Trung Hải trong độ tuổi U50 có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm tuổi già.
Nghiên cứu khác, công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, thực hiện ở 72 nam giới từ 18 đến 25 tuổi, cho thấy chế độ Địa Trung Hải cải thiện các dấu hiệu chán nản ở nhiều bệnh nhân.
Các nhà khoa học giải thích khoảng 90% serotonin hoặc hormone hạnh phúc do vi khuẩn đường ruột tạo ra. Các vi khuẩn này có thể giao tiếp với não thông qua dây thần kinh phế vị thông qua trục não-ruột. Để tạo ra những vi khuẩn có lợi, chúng cần được ăn chất xơ, có trong các loại đậu, trái cây và rau quả.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên ăn ít nhất hai khẩu phần trái cây mỗi ngày. Một phần ăn là quả cam hoặc táo cỡ trung bình, hoặc hai quả mận cỡ nhỏ, kiwi hoặc trái cây nhỏ khác. Nước trái cây ép không thể thay thế cho trái cây.
Trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp thúc đẩy chức năng não, nhưng những chất dinh dưỡng này có thể bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Do đó, việc ăn trái cây sống sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Bệnh Giun Đũa
Bệnh giun đũa là bệnh nhiễm giun tròn Onchocerca volvulus . Nó gây ngứa, phát ban, mề đay, nổi mẩn, đôi khi để lại sẹo, cũng như các triệu chứng về mắt có thể...
Xem: 20913Cập nhật: 04.08.2023
Trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu vì nhiễm giun sán và cách nhận biết
SKĐS - Nhiễm giun sán khiến trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu... Ở nước ta có tới 40 - 80% trẻ em bị nhiễm giun sán đường ruột tùy theo từng vùng.
Xem: 19902Cập nhật: 04.08.2023
Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán
Mùa hè là mùa du lịch, nhiều du khách thích ăn hải sản như lẩu, gỏi... Nhưng trong các loại hải sản tươi sống hấp dẫn đó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm cho...
Xem: 21767Cập nhật: 04.08.2023
DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ GAN
Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng 900.000 ca ung thư gan và hơn 800.000 trường hợp tử vong, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư quốc tế (IARC)
Xem: 18035Cập nhật: 31.07.2023