TẠI SAO NHIỄM SÁN LÁ RUỘT LẠI GÂY SUY NHƯỢC CƠ THỂ
Fasciolopsis buski
Fasciolopsis buski được mô tả đầu tiên bởi Busk vào năm 1843. Được gọi là sán lá ruột lớn hay sán lá ruột khổng lồ vì kích thước của Fasciolopsis buski rất to và là loại sán lá lớn nhất ký sinh ở người.
1. HÌNH THỂ SÁN LÁ RUỘT
Sán lá trưởng thành
Thân màu nâu hay xám, có hình chiếc lá và dạng hơi cùn ở phía miệng, không có thể hình nón. Hai nhánh ruột đơn, không phân nhánh nhỏ. Tinh hoàn phân nhánh nhiều, chiếm gần hết phần giữa và phần sau của thân. Kích thước dài 30-75mm, ngang 10-20mm.
Hình ảnh sán lá ruột lớn
Trứng sán lá ruột
Trứng hình bầu dục, vò trong suốt, có nắp, kích thước khoảng 80 x 150 µm, rất giống trứng của sán lá gan lớn Fasciola spp. nhưng hơi phình ở giữa và noãn hoàng trong trứng chiết quang nhiều hơn.
Hình ảnh trứng sán lá ruột
2. QUÁ TRÌNH NHIỄM BỆNH SÁN LÁ RUỘT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của heo hay người. Sán đẻ khoảng 13.000 – 26.000 trứng mỗi ngày trong ruột và được thải theo phần ra bên ngoài. Ở ngọại, sán non cảnh nếu gặp môi trường nước, trứng sẽ tiếp tục phát triển và nở ra ấu trùng lông (Miracidium) bơi lội trong nước. Ấu trùng lông sẽ xâm nhập vào ốc tiếp tục phát triển các giai đoạn bào tử nang (Sporocyt), ấu trùng đuôi (Cercaria). Ấu trùng đuôi sẽ thoát ra khỏi ốc và bơi lội trong nước sau đó sẽ hóa thành nang ấu trùng (Metacercaria) trên bề mặt của các loại cây sống dưới nước. Heo hoặc người ăn các loại cây sống dưới nước có nang ấu trùng còn sống, khi đến ruột non, sán non sẽ thoát ra khỏi nang và dần biến thành sán lá trưởng thành trong 90 ngày. Sán lá trưởng thành có thể sống đến 1 năm.
Quá trình nhiễm bệnh sán lá ruột
3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ SÁN LÁ RUỘT
Bệnh do Fasciolopsis buski được phát hiện trên người và heo tại nhiều nước của châu Á (WHO 1995b) như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái Lan, Maylaysia, Ấn Độ. Tại Việt Nam, cho đến năm 2005 các công trình nghiên cứu cho thấy F.buski đã có mặt tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đắc Lăk, Cần Thơ và An Giang và báo cáo được tìm thấy ở heo là chính 33% - 80% và 0,16% - 3,82% ở người. Người hoặc heo bị nhiễm sán lá ruột lớn có thể do ăn sống các loại cây dưới nước có nang ấu trùng như các loại rau muống, rau nhút, rau ngườiỗ, rau cải xoong, ngó sen, sung, củ năng, củ ấu, các loại bèo.v.v.. hoặc do uống nước có nang ấu trùng. Ốc ký chủ trung gian là các giống Planorbis, Indoplanorbis, Segmentina, Hippeutis và Gyraulus thuộc họ Planorbidea.
4. LÂM SÀNG BỆNH SÁN LÁ RUỘT
Giai đoạn đầu nếu nhiễm ít, bệnh nhân không có triệu chứng gì, nếu nhiễm nhiều bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, suy nhược.
Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân đau vùng bụng dưới kèm theo tiêu chảy, phân lỏng, nhày, không có máu, màu vàng nhạt, hôi thối. Bạch cầu ái toan có thể tăng 20% - 25%. Niêm mạc ruột non có thể phù nề, viêm và có đốm xuất huyết ở chỗ sám bám. Nếu sán quá nhiều và không điều trị có thể gây tắc ruột. Tại Việt Nam đã có trường hợp một trẻ em ói ra 8 con sán trưởng thành. Độc tố của sán có thể gây chứng phù nề toàn thân, trướng bụng, tràn dịch nhiều nội tạng và người bệnh có thể chết trong tình trạng suy kiệt.
5. CHẨN ĐOÁN BỆNH SÁN LÁ RUỘT
Các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ chỉ giúp hướng đến bệnh do sán lá ruột lớn cho nên để chẩn đoán chính xác bệnh phải xét nghiệm phân tìm trứng hoặc tìm thấy sán trưởng thành trong phân hay trong dịch ói. Tuy nhiên, do hình dạng trứng của sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski và trứng của sán lá lớn Fasciola spp. rất giống nhau nên cẩn thận khi kết luận.
Khi gặp những triệu chứng bất thường nêu trên, anh chị vui lòng liên hệ phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga để được tư vấn lấy mẫu phân xét nghiệm và thăm khám chẩn đoán rồi điều trị, nâng cao sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống
6. ĐIỀU TRỊ BỆNH SÁN LÁ RUỘT
Trẻ em trên 4 tuổi và người lớn uống liều duy nhất Praziquantel 25 mg/kg.
7. PHÒNG NGỪA SÁN LÁ RUỘT
Tương tự như phòng ngừa bệnh do sán lá khác cần phải giáo dục người dân không đi tiêu bừa bãi nhất là cư dân ở vùng có sông rạch, không sử dụng cầu tiêu trên sông hay cầu tiêu trên ao thoát nước ra sông rạch. Không ăn rau sống, không uống nước sông, suối chưa nấu sôi. Không nuôi heo thả rong, không xây dựng chuồng trại thải nước ra sông, rạch. Điều trị cho những người nhiễm sán, điều trị sán cho heo.
BS CK II. Trần Nam Hải
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
4 Biểu Hiện Của Bệnh Sán Chó Tuyệt Đối Không Nên Xem Thường
4 Biểu Hiện Của Bệnh Sán Chó Tuyệt Đối Không Nên Xem Thường. Là thể bệnh thường gặp nhất, thể này chủ yếu là gây ngứa rất khó chịu, ở người lớn thường...
Xem: 30320Cập nhật: 26.02.2023